(Tinmoi.vn) Mặc sự phát triển của các tổ chức ở Trung Đông, châu Phi, và châu Âu, chiến lược xoay trục về phía châu Á của Mỹ vẫn được dẫn dắt bởi Bộ Quốc phòng và quân đội, theo bài phân tích mới đây trên Diplomat.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ 5 tuần trước (14/8), Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, Đô đốc John Kirby nói rằng, Lầu Năm Góc và những nhiệm vụ mới của quân đội ở Trung Đông sẽ không phải trả giá đắt nếu tập trung vào châu Á.
Ông nói: “Tôi nghĩ, thực tế những gì đang diễn ra trên thế giới, chúng ta vẫn đang thực hiện những chuyến thăm và các cuộc cuộc thảo luận về tầm quan trọng cũng như sự tin tưởng của chúng ta vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông chỉ ra rằng, “hơn 350.000 binh lính Mỹ đang đóng rải rác ở khu vực Thái Bình Dương. 200 tàu-lực lượng chính của Hải quân Mỹ đang ở Thái Bình Dương. Và chúng ta có 5 trong số 7 đồng minh của hiệp ước quốc tế nằm ở khu vực Thái Bình Dương. Chúng tôi rất tin tưởng vào khu vực này.”
Đô đốc cho hay, mặc sự bất ổn ở bất cứ nơi nào trên thế giới, các quan chức quân sự và quốc phòng Mỹ tiếp tục cho thấy sự ưu tiên khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel vừa quay lại sau một tuần bận rộn thăm Ấn Độ và Australia. Đây là chuyến thăm thứ 6 của ông đến khu vực này với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng. Đô đốc Kirby cũng nói rằng ông Hagel muốn đến thăm khu vực này ít nhất 4 lần mỗi năm.
Tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm Việt Nam từ ngày 13-16/8
Ngay sau chuyến thăm đáng chú ý đến khu vực này của ông Hagel là chuyến thăm của Tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, và Bob Work, phó Bộ trưởng Quốc phòng. Chuyến đi của Tướng Demsey là một sự kiện nổi bật bởi ông đã dành tận 4 ngày ở Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Tổng tham mưu Liên quân Mỹ thăm Việt Nam kể từ khi Việt Nam thống nhất và thành lập chính phủ tại Hà Nội. Nói cách khác, ông Demsey là lãnh đạo quân sự cấp cao nhất đến Việt Nam từ trước đến nay. Đặc biệt, ngoài các chuyến thăm Bộ trưởng Quốc phòng và những quan chức quân đội hàng đầu Việt Nam, Tướng Demsey còn gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngay khi ông Dempsey kết thúc hành trình tới Việt Nam, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Work cũng sẽ bắt đầu chuyến thăm tới khu vực này. Ông Work sẽ trải qua 6 ngày ở Guam, Hawaii, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khi Lầu Năm Góc vẫn chưa tiết lộ nhiều chi tiết về hành trình này, đây là chuyến đi đáng chú ý bởi đây là lần đầu tiên ông đến châu Á kể từ khi lên đảm nhiệm chức vụ hiện tại hồi tháng Năm. Bộ trưởng Quốc phòng Hagel, Tham mưu trưởng Dempsey, và chuyến đi của ông Work cũng mở rộng sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương bao gồm các chuyến thăm các đồng minh lâu năm của Mỹ cũng như các đồng minh mà Washington đang tìm kiếm để tăng cường hợp tác.
Công bằng mà nói, Ngoại trưởng John Kerry đã tăng cường các chính sách ngoại giao với châu Á trong suốt năm thứ hai ông tại chức. Vào tháng trước, ông Kerry đã thăm cả Trung Quốc và Ấn Độ để tổ chức các cuộc hội thảo chiến lược. Cũng trong tháng này, ông đa tới Myanmar để tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, đến Australia và Quần đảo Solomon (ông Kerry cũng thăm Afghanistan vào tháng trước và tháng này). Ông Kerry cũng đưa ra ít nhất cái gọi là bài phát biểu lớn về châu Á tại Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii trên đường trở về từ chuyến thăm mới nhất đến khu vực này.
Trong khi việc tăng cường tập trung vào khu vực châu Á là đáng biểu dương, không khó để nói những gì ông Kerry làm vẫn còn quá ít ỏi. Đầu tiên, hầu hết các chuyến đi của ông đều ngắn ngày và ít tập trung vào những hội nghị hay thảo luận quan trọng. Ngoại trừ ở Australia, những cuộc thảo luận và hội nghị còn lại đều đạt được ít hiệu quả đáng kể. Tương tự, bài phát biểu tại Trung tâm Đông-Tây, mặc dù mang tên “Tầm nhìn Mỹ về liên kết châu Á-Thái Bình Dương”- ít có tính thực tế. Thêm vào đó, những chuyến thăm của ông Kerry thường bị lấn át bởi những sự kiện khác trên thế giới, đặc biệt nhất là những sự kiện ở Trung Đông. Vì vậy, trong khi ông Kerry rõ ràng đang ở châu Á, sự chú ý về phía ông luôn còn bị phân tán ra các nơi khác. Như một kết quả, những chuyến thăm của ông ở châu Á-Thái Bình Dương không thu hút dư luận bằng chuyến thăm của ông Hagel đến Ấn Độ,hay chuyến đi của ông Dempsey đến Việt Nam.
Đáng chú ý hơn, Nhà Trắng tiếp tục vắng mặt hoàn toàn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Vẫn chưa rõ người đại diện của ông Obama ở Trung Quốc hay châu Á là ai khi ông Kurt Campbell và Tom Donilon đã rời đi. Hầu như những cố vấn Nhà Trắng hiện diện ở khu vực này thường không được ưa thích. Trong số đó bao gồm cả chính vị tổng thống-mặc dù đưa ra Chính sách xoay trục về phía châu Á quy mô lớn-hiếm khi nhắc tới khu vực này, thậm chí trong các bài phát biểu ngoại giao của ông.
Cuối cùng, kết quả của chiến lược xoay trục này vẫn nằm ở mũi nhọn quân đội theo lẽ tự nhiên. Một trong những ví dụ là lực lượng hải quân Mỹ chuyển sang Darwin, Australia, cũng như Philippines cung cấp cho quân đội Mỹ khả năng tiếp cận lớn hơn vào các căn cứ quân sự của họ.
Mặc dù các thành phần quân sự của trục đứng này là quan trọng, chúng đang nằm trong khu vực mà Mỹ có thế lực nhất. Thêm vào đó, những lợi ích về chính trị và kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đòi hỏi hòa bình và ổn định trong khu vực này. Trừ khi Mỹ tăng cường hợp tác về kinh tế và chính trị ở châu Á, nếu không, Mỹ sẽ không được phép thực hiện các biện pháp an ninh đáp ứng những lợi ích về an ninh của mình.
Chi MK (Theo Diplomat)