(Tinmoi.vn) Tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng, chủ tịch TQ hứa đất nước “sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình”, còn Tổng tham mưu trưởng Quân đội TQ lại khẳng định họ sẽ “không để mất dù chỉ một tấc đất. Liệu có sự mâu thuẫn trong đường lối ngoại giao của Bắc Kinh?
Khi những căng thẳng tại Biển Đông không có dấu hiệu hạ nhiệt, một số nhà phân tích nước ngoài đang phải “gãi đầu” trước những tuyên bố mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp hội Hãu nghị nhân dân Trung Quốc với nước ngoài, chủ tịch Tập hứa rằng Trung Quốc “chắc chắn sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình”. Ông Tập đã dẫn ra lịch sử ôn hòa của người Bắc Kinh chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự yêu chuộng hòa bình của Trung Quốc. Hãng Tân Hoa Xã đã dẫn lại lời chủ tịch Tập: “Trong máu của người Trung Quốc không có gien xâm lược nước khác hay thống trị thế giới, cũng như không chấp nhận lập luận cho rằng một nước mạnh phải làm bá chủ”.
Trong khi đó, trên trang blog Sinosphere của New York Times có đăng bài viết “Một ngày, một Trung Quốc, 2 quan điểm đối ngoại” của tác giả Michael Forsythe. Bài viết chỉ rõ sự mâu thuẫn giữa quan điểm của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nói trên và tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng quân đội TQ Phòng Phong Huy trong cuộc họp báo vào ngày 15/5 tại Washington, DC. Ông Phòng nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ “không để mất dù chỉ một tấc đất” và khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại Biển Đông bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam. Tác giả Michael Forsythe nói rằng ông Tập và ông Phòng đã “đưa ra 2 quan điểm khác hẳn nhau trong Chính sách đối ngoại của đất nước”.
Nhìn bề ngoài thì đây là sự thật. Ông Tập đưa ra lời phát biểu tại một buổi lễ kỷ niệm “hữu nghị với nước ngoài” nên theo lẽ tự nhiên sẽ phải làm nổi bật những mục đích hòa bình của Trung Quốc. Trong khi đó, Tổng tham mưu trưởng Phòng, lãnh đạo cấp cao của quân đội Trung Quốc đang ở nơi đất khách nên ông buộc phải bảo vệ chính sách của Trung Quốc khi đối mặt với các câu hỏi trực tiếp đến từ phóng viên. Hai hoàn cảnh phát biểu khác nhau đã dẫn đến những câu trả lời khác nhau.
Tuy nhiên, thật sai lầm khi kết luận họ có tầm nhìn chính sách đối ngoại khác nhau. Trong thực tế, tuyên bố của ông Tập và ông Phòng chỉ là 2 mặt của cùng 1 đồng tiền: Sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa hòa bình nhưng Trung Quốc sẽ không ngần ngại sử dụng bất cứ cách nào cần thiết để thực hiện điều mà họ tự gọi là "bảo vệ" mình.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình (trái) và Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân TQ Phòng Phong Huy
Từ những bình luận chính thức của Trung Quốc (không chỉ của riêng Phòng Phong Huy mà còn của Bộ Ngoại giao TQ) có thể thấy rõ ràng Bắc Kinh không nhận thấy mâu thuẫn trong những hành động của mình tại Biển Đông và Trung Quốc đang “trỗi dậy hòa bình”. Điển hình nhất là trong xung đột hiện nay với Việt Nam, Bắc Kinh khẳng định mình có quyền khi đưa giàn khoan vào khu vực gần quần đảo Hoàng Sa và đổ lỗi cho Việt Nam về những cuộc đụng độ xảy ra sau đó. Tại Bắc Kinh, tất cả các tranh chấp hàng hải trên Biển Đông đều được nhìn qua lăng kính: đó là lãnh thổ của Trung Quốc, không có gì để tranh cãi và các nước khác mới là kẻ gây rối. Thực tế, chính Bắc Kinh mới đang ngang nhiên đòi hỏi chủ quyền tại vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.
Trung Quốc luôn nắm rất rõ đó là giới hạn để thực hiện những “mục đích hòa bình” của mình: Trung Quốc sẽ không loại trừ việc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép. Điển hình nhất là Đài Loan, khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông. Đối với Trung Quốc thì việc hướng tới hòa bình của Bắc Kinh và dùng vũ lực để thực hiện điều mà họ tự gọi là "bảo toàn lãnh thổ".
Nhưng nhiều nước láng giềng của Trung Quốc trong đó có Việt Nam, Philippines và Nhật Bản sẽ không đồng ý với điều này. Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với Bắc Kinh bởi việc “trỗi dậy hòa bình” chỉ có hiệu quả khi được các nước bên ngoài chấp nhận. Tuy nhiên, nhìn chung, cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc chẳng khác gì “di sản” của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Bằng cách hứa hẹn một "sự trỗi dậy hòa bình", trong thực tế, Trung Quốc hứa không sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ nhưng họ lại không thực hiện đúng những gì mình đã tuyên bố tại các khu vực trên (Đài Loan, Biển Đông và biển Hoa Đông. Do đó "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc không thể coi là một lời hứa để thỏa hiệp các vấn đề như vấn đề Biển Đông.
Nếu nhìn vào những tuyên bố của ông Tập và ông Phòng và cho rằng có sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của 2 quan chức này thì đó là sai lầm. Về mặt lý thuyết, sẽ có người cho rằng lãnh đạo dân sự của Trung Quốc đã “sai nhịp” so với lãnh đạo quân sự. Quan điểm này khá phổ biến vào thời Hồ Cẩm Đào lãnh đạo đất nước bởi có giả định cho rằng quyền kiểm soát của ông không vượt qua được quân đội.
Tuy nhiên, kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, câu chuyện đã thay đổi - thay vì nhìn thấy sự phân chia quân sự/dân sự, mọi người giờ đây chỉ đơn giản tin rằng Trung Quốc không còn coi trọng “sự trỗi dậy hòa bình”. Nói cách khác, việc “không để mất dù chỉ một tấc đất” đã thể hiện rõ ý định của Bắc Kinh, đó chính là vỏ bọc bên ngoài của “trỗi dậy hòa bình”.
Sự thật vẫn như vậy nhưng phức tạp hơn. Trung Quốc luôn đặt hòa bình ở dưới toàn vẹn lãnh thổ - và không chỉ riêng Bắc Kinh làm vậy. Ý tưởng “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc không bao giờ được đem ra áp dụng cho Biển Đông và biển Hoa Đông hay những khu vực mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền.
Cần phải hiểu đầy đủ ý kiến của Tập Cận Bình không mâu thuẫn với tuyên bố của Phòng Phong Huy. Trung Quốc “sãn sàng sống hòa hợp với các dân tộc trên thế giới” (Tập Cận Bình) nhưng “trong những vấn đề liên quan đến "đường lưỡi bò" - vốn hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế - thì thái độ của họ vẫn hoàn toàn "rất cứng rắn” (như Phòng Phong Huy tuyên bố).
Bảo Linh (Theo thediplomat)