Tin Mới
Nóng 24h
Ad
  1. Đời sống
  2. Thế giới

Chuyên gia: Tại sao Mỹ cần chính sách mới ở Trung Quốc

Mai Khánh Chi
Thứ năm, 24/09/2015, 10:11 (GMT+7)
likefb
sharefb

Những bất đồng trong quan hệ Mỹ-Trung đã đến mức các chuyên gia Mỹ nhận tin rằng, thương mại như bình thường không phải là một lựa chọn.

Sự kiện

Bàn cờ lớn

Ad

Những bất đồng trong quan hệ Mỹ-Trung đã đến mức các chuyên gia Mỹ nhận tin rằng, thương mại như bình thường không phải là một lựa chọn.

Dự đoán quan hệ hai nước đang ở một “điểm bùng phát” (tipping point) thường là nhận định chung của các chuyên gia Trung Quốc. Sức mạnh của Trung Quốc và có lẽ quan trọng hơn là sự tự tin về sức mạnh ấy của họ đã lớn đến mức Chính sách Mỹ-Trung truyền thống không đủ để quản lý mối quan hệ này nữa.

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: CNN

Chiều đi xuống trong quan hệ Mỹ-Trung dường như đột ngột, nhưng thực tế nguyên nhân là do sự tích lũy dần dần trong những lĩnh vực đang gặp trục trặc.

Ví dụ, hai vấn đề hàng đầu trong lịch trình của chính quyền ông Obma trong chuyến thăm của ông Tập: Tấn công mạng và Biển Đông. Không điều nào là một vấn đề mới, nhưng cả hai đã bị trầm trọng quá lâu đến nỗi chúng đi gần đến điểm khủng hoảng.

Chiến tranh gián điệp mạng

An ninh mạng là một điểm trọng tâm trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama. Cùng với việc tập trung vào củng cố phòng thủ không gian mạng công cộng, ông Obama đã liên tục nhấn mạnh những tác hại đối với thương mại Mỹ từ những tấn công mạng và gián điệp mạng – lĩnh vực mà Trung Quốc là bên vi phạm nổi bật.

Mỹ phong tỏa 9 phố quanh khách sạn ông Tập Cận Bình ở
Nhà Trắng nhắc TQ ngừng gây hấn trên Biển Đông trước khi ông Tập tới Mỹ
Tập Cận Bình nói về cuộc chiến chống tham nhũng của TQ trên đất Mỹ
Nên đọc

Hồi năm 2012, Tướng Keith Alexander, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ nói rằng, gián điệp mạng kinh tế gây ra “sự chuyển đổi giàu có lớn nhất trong lịch sử.”

Tranh cãi về việc làm thế nào để đối phó với gián điệp mạng của Trung Quốc ở Mỹ đã bắt đầu ít nhất từ năm 2011, và các nỗ lực cam kết tạo ra các quy định nhằm giới hạn các hoạt động mạng được phép. Nhưng những nỗ lực ngoại giao đã không thành công.

Ông Obama đã lên kế hoạch xử lý những vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh với ông Tập vào tháng 6/2013, nhưng những rò rỉ về nỗ lực gián điệp mạng của riêng Mỹ đã ngăn chặn hiệu quả ông Obama giải quyết các vấn đề này.

Vào năm 2014, Trung Quốc đã rút khỏi các cuộc đàm phán về tấn công mạng, sau khi Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 5 quan chức Trung Quốc tội gián điệp mạng.

Sau ba năm, hai bên vẫn cố gắng đề cập đến vấn đề này, trong khi, nó ngày càng lớn.

Căng thẳng về vấn đề Biển Đông

Cũng như vậy, vấn đề Biển Đông không phải là mới, nhưng dần dần trở thành một điểm nóng.

Mỹ lần đầu tiên công khai bày tỏ họ có lợi ích trong khu vực vào năm 2010. Mặc dù không được bàn đến trong nhiều năm giữa hai nước, vấn đề Biển Đông càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Mỹ đã theo dõi trong quan  ngại khi Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, có thể phục vụ như các căn cứ quân sự.

Các quan chức và các quan chức quân đội Trung Quốc đã không thừa nhận Mỹ có bất kỳ quyền nào trong tranh chấp trên Biển Đông, và liên tục khẳng định Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông để ngụy biện cho những động thái của họ.

Không có kết quả đối với những nỗ lực ngoại giao, chính quyền ông Obama đã gây áp lực để thực hiện mạnh mẽ việc thực thi tự do hàng hải trong 12 hải lý của những đảo nhân tạo mà Trung Quốc trái phép tuyên bố chủ quyền.

Trước chuyến thăm của ông Tập, cả vấn đề Biển Đông và gián điệp mạng được xem là các vấn đề quan trọng cho mối quan hệ này.

Cần những động thái nhỏ

Trong khi đó, những vấn đề này đã trở thành điểm nóng sau nhiều năm. Trước khi Bắc Kinh và Washington có thể thực sự giải quyết những bất đồng, hai bên cần vạch ra cách thảo luận hiệu quả. Đó là việc làm thực tế cần giải quyết trong chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình.

Thay vì những bước đột phá lớn lao, có thể là những động thái quan trọng nhỏ:

Với vấn đề không gian mạng, cần quay lại những cuộc thảo luận được lên lịch trình thường xuyên. Với vấn đề Biển Đông, hai nước cần tìm cách giải quyết dựa trên những thủ tục được hệ thống hóa để tránh những cuộc đụng độ bất ngờ và tiến đến mở rộng Quy tắc tránh xung đột bất ngờ trên biển (CUES).

Còn quá sớm cho một giải pháp chặt chẽ về các vấn đề này, nhưng sau năm năm thảo luận, cả hai bên cần tạo nên một số tiến triển.

Shannon Tiezzi là biên tập viên cấp cao tại tạp chí Diplomat. Cô nghiên cứu chính sách ngoại giao của Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung. Bài viết là ý kiến cá nhân của tác giả.

Linh Mai (theo CNN)

Mai Khánh Chi (t/h)

Nguoi dua tin
Theo dõi Tinmoi.vn trên
Từ khóa:
Mỹ-Trung
gián điệp mạng

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'tai Mickey' nở rộ bất chấp những nguy hiểm và đau đớn thú cưng phải đối diện

10 thành phố xanh nhất thế giới

Top 10 thành phố đông dân nhất thế giới

Ai là người có IQ cao nhất thế giới năm 2024?

Top 10 quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới 2023

Điểm danh những loài động vật sống lâu nhất trên Trái Đất

Tinmoi.vn là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công ty Cổ phần truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam

Người chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Huế

ĐT: +84-243-5586999

Email: tinmoi@netlink.vn

Địa chỉ trụ sở: Tầng 04, Tòa nhà Star, Lô D32 KĐT Cầu Giấy, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Liên hệ quảng cáo: 098 555 89 66 - Email: tha@netlink.vn

Giấy phép số 4540/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp.

Tin tức mới nhất Nóng 24h
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
© Bản quyền thuộc về Tinmoi.vn
© Không được sao chép lại bất kì thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tinmoi.vn