Chỉ vì trót đem mê hoặc đơn giản để phục vụ một thú chơi, nhiều đại gia đã “bắt” vợ bán vàng, hoặc tự mình chi ra hàng chục lượng vàng để mua về những món đồ bị cho là gàn, dở, khùng.
Đổi 11 cây vàng lấy hai khúc gỗ bỏ đi
Ông Quách Văn Địch đang ở tại Long Biên từng bắt vợ bỏ ra trên 10 cây vàng để mua một chiếc mỏ neo bằng gỗ mục nát.
Khi bị chồng đùng đùng về đòi đưa cho 8 cây vàng (số tiền vừa bán một ngôi nhà trên phố) để mua một khối gỗ mục nát, bà Hằng vợ ông đã khóc suốt cả một ngày. Dù bà có thuyết phục thế nào ông vẫn năng nặc đòi mua bằng được.
|
Ông Địch và chiếc mỏ neo bằng gỗ giá 8 cây vàng |
Được biết, ông Địch chơi với một người bạn là Giám đốc Công ty Du lịch sông Hồng. Khi ra đó chơi, ông Địch thấy trên chiếc sà lan để một khúc gỗ to có hình mỏ neo rất đẹp. Nhìn cái là ông Địch thích mê luôn.
Khi nghe người bạn kể lại có một người thuyền chài đã vớt được khúc gỗ đó và nhờ ông bán hộ. Lúc hỏi mua ông Địch đã giật mình khi nghe phát giá. Họ nói sẽ bán với giá 8 cây vàng không thiếu một xu. Ông Địch nhẩm tính, số vàng đó đúng bằng với số vàng vợ chồng ông vừa bán ngôi nhà ở phố Hồng Hà. Dù xót của nhưng không hiểu sao ông Địch nhất quyết mua bằng được khúc gỗ lạ đó.
Sau đó, ông Địch cũng lại tiếp tục bỏ ra 3 cây vàng để một khúc gỗ có hình mỏ neo tương tự.
Như vậy là trong một khoảng thời gian ngắn ông Địch đã bỏ ra 11 cây vàng để mua hai khúc gỗ mà theo những người xung quanh đánh giá thì nó chả có giá trị gì.
Tuy nhiên, sau này, nhiều người biết đã tìm đến ông để hỏi mua các khúc gỗ, trong đó có những người trả đến 150 nghìn USD nhưng ông vẫn nhất quyết không bán.
"Vua đồ cổ" đổi đời nhờ 7 cây vàng từ đại gia
Hải đồ cổ là cái tên không còn xa lạ với giới đồ cổ. Tuy nhiên, í tai biết, ông đã đổi đời nhờ 1 cái bình cổ, khi một đại gia đã chi ra gần chục cây vàng để trả giá cho món đồ của ông.
Chuyện kể, tốt nghiệp đại học, Bùi Xuân Hải (tên gốc của đại gia Hải đồ cổ) về dạy học ở Hưng Yên. Trong một dịp, ông được một học trò tặng cho chiếc bình cổ, đó là món quà ông vô cùng trân trọng, khi về Hải Phòng ông vẫn mang theo làm kỷ niệm. Cho tới một ngày, anh bạn từ Hà Nội đến chơi đã phát hiện chiếc bình này là bình bát tiên, thuộc loại tối cổ, đời Tống nên nằng nặc đòi mua với giá 2 cây vàng.
Đó là con số không hề nhỏ để đổi lấy một chiếc bình cổ không mấy giá trị như ông vẫn nghĩ. Nếu bán chiếc bình, ông có thể trang trải cho một cuộc sống sung túc, hoặc mua vài căn nhà ở quê nhưng ông vẫn quyết để lại chiếc bình. Mấy hôm sau, anh bạn cùng vài người nữa quay lại ngã giá chiếc bình cổ 7 cây vàng. Với số tiền khổng lồ đó, ông Hải đã gật đầu.
Nhờ vậy, ông Hải đã trở nên giàu có, nhận ra giá trị to lớn của các món đồ cổ, dần đi sâu vào “món chơi” này và càng ngày càng giàu lên.
Lão đại gia “khùng” bỏ chục lượng vàng mua … bom
Một ông lão ở Bình Dương có thú sưu tập không giống ai, đó là thu mua những quả bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Vì sở thích lạ này mà ông bị người ta gọi là... lão khùng.
Người mê bom là ông Nguyễn Tú Lâm (65 tuổi, ngụ ấp Gò Mối, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương).
Lão "khùng" bên những quả bom cũ trị giá hàng chục lượng vàng |
Bà Nguyễn Thị Mực, vợ ông Lâm cho hay: "Có hôm đang ăn cơm trưa, nghe một người chuyên rà sắt vụn ở Tân Phú (Đồng Nai) báo tìm được bom, ông bỏ đũa, tức tốc chạy xe hàng trăm km sang xem. Tới đêm, ông chở về khối kim loại bằng bắp chân rồi ngồi lau chùi cẩn thận". Để sở hữu những quả bom lớn nhỏ, ông đã bán hàng chục lượng vàng, theo Zing.vn
Ông kể: "Những năm 2005 - 2007, giá sắt vụn gần 10.000 đồng/kg nên thú sưu tầm của tôi tốn khá nhiều tiền. Những lúc không sẵn tiền mặt, tôi bán số nữ trang vợ chồng dành dụm, tính ra cũng hết hơn chục cây vàng". "Lão khùng" cho biết thêm, giá mỗi quả bom không chỉ tính bằng kg sắt vụn. Giới tìm kim loại thường dựa vào "ngoại hình" còn nguyên hay bị bể để định giá. "Có quả bằng bắp chân, nặng chỉ 40 kg nhưng trả gần 5 triệu đồng. Quả đẹp, hiếm thì lên đến 40 - 50 triệu. Nhiều quả bom đắt như cổ vật", ông nói.
Nam Nam (Tổng hợp)