Trong cuộc bầu cử quốc hội Nga hôm chủ nhật, bên Vladimir Putin giành được ba phần tư số ghế ngay trong Duma Quốc gia, Hạ Nghị viện Nga, và phần còn lại gián tiếp, thông qua các bên trung thành với ông. Kết quả như này đã được đoán định trước.
Không có nhiều bất thường trong việc bầu cử, mặc dù Nga đang có một nền kinh tế trì trệ do các lệnh trừng phạt của phương Tây và tình trạng bất ổn ở một số khu vực do các cuộc đàn áp của chính phủ về quyền tự do dân sự. Kết quả cuộc bầu cử cho thấy điều gì?
Cuộc bầu cử tại Nga vừa qua cho thấy điều gì? Ảnh: NYT |
Điều gì sẽ đưa đến một sự hối lỗi vì ông Putin và bạn bè của ông trong điện Kremlin đã củng cố quyền kiểm soát chính trị Nga. Hai mươi lăm năm sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga dường như đã đưa trở lại hình ảnh đầy đủ về một quốc hội có chức năng duy nhất là cung cấp một vẻ ngoài mang tính hợp pháp cho một người cai trị độc tài. Hậu Xô viết, Hiến pháp Nga đã cấp nhiều quyền lực cho tổng thống và nội các hơn các cơ quan lập pháp, nhưng ít nhất Duma vẫn là một nền tảng cho phe đối lập để đặt câu hỏi và chỉ trích các Chính sách của Kremlin. Bây giờ thậm chí chức năng này đã biến mất một cách đầy hiệu quả.
Đúng sau gần 17 năm nắm quyền làm tổng thống hay thủ tướng, ông Putin tạo được một tỉ lệ ủng hộ lên tới khoảng 80% - điều này có được một phần dó tuyên bố mị dân của ông cho rằng Mỹ là nguồn gốc của mọi tai ương của Nga và cần phải khôi phục lại sự vĩ đại của đế quốc Nga.
Tuy nhiên, có một sự thật lớn hơn là các đối thủ chính trị của ông Putin đã bị cầm tù một cách hệ thống, bị quản chế, bị sách nhiễu, đe dọa và đôi khi - như trong trường hợp của nhà lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov - bị giết. Đáng buồn thay, các ứng cử viên đối lập dường như không có khả năng đoàn kết lại thành một khối gắn kết, họ cũng không có truyền hình, các nhà tài trợ của họ thì sợ hãi còn các chiến dịch của họ bị đeo bám bởi những người truy vấn và khiêu khích.
Hai tuần trước ít ỏi khi bỏ phiếu, một tổ chức khảo sát việc bỏ phiếu độc lập của Nga, Levada Center, đã báo cáo về tỉ lệ giảm sự ủng hộ của đảng cầm quyền, đã ngay lập tức được dán nhãn "tay sai nước ngoài" - một hiệu danh Ông Putin đã sử dụng từ năm 2012 nhằm tác động tàn phá, làm suy yếu các tổ chức phi chính phủ các nhóm xã hội dân sự. Trong số các nhà lập pháp, những người cuối cùng dám thách thức chính sách của ông Putin trong quốc hội, Ilya Ponomarev, người bỏ lá phiếu đơn độc chống lại việc sát nhập Crimea - hiện đang phải sống lưu vong, còn một người khác, Dmitry Gudkov, đã bị loại ra khỏi cuộc bầu cử.
Nếu có một cách cử tri bày tỏ sự bất mãn, đó là bằng cách không bỏ phiếu. Chỉ có khoảng 47,8% cử tri đi bầu, đó là mức thấp kỷ lục thời hậu Xô Viết của Nga cho đến nay, trong năm 2011 tỉ lệ này là gần 60%, và tỉ lệ đi bầu đặc biệt thấp tại các khu vực đô thị lớn. Tại Moscow,chỉ có ít hơn 30% cử tri đủ điều kiện đi bầu, so với hơn 50% trong năm 2011.
Có thể nói ông Putin đang "đơn độc" trong cuộc đua vào vị trí tổng thống thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa vào năm 2018. Cho đến lúc đó, quyền lực của ông có vẻ an toàn. Tất cả các cuộc bầu cử quốc hội thực sự cho thấy là những người Nga, những người đã từng cố gắng để hình thành một nền dân chủ thực sự, giờ đây đã bị nghiền nát hoặc xuôi sang một bên, hoặc đã từ bỏ.
Quý Vũ (New York Times)