Không nghi ngờ gì, Trung Quốc đang bắt đầu quá trình hiện đại hóa và phát triển lực lượng hải quân, chương trình chế tạo hiếu chiến cùng với thêm tàu ngầm hiện đại, một tàu sân bay, các tàu khu trục cùng rất nhiều tên lửa đất đối đất tầm xa đang thay đổi chính trị và chiến lược của họ trong khu vực châu Á.
Tàu khu trục Type 052C Luyang II Changchun của Hải quân Trung Quốc |
Vậy, loại tàu nào Trung Quốc muốn chế tạo trong thời gian tới và năng lực công nghiệp của Trung Quốc có đủ khả năng làm điều này hay không?
Tuần trước, một cuộc hội nghị kéo dài hai ngày đã thảo luận về việc đóng tàu và các thách thức đối với Trung Quốc. Cuộc họp đi đến thống nhất rằng hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển và có thể triển khai các hệ thống lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Bài viết xin dẫn lại các ý kiến của các nhà bình luận trong cuộc họp này:
Andrew Erickson, chuyên gia hàng đầu tại đại học nghiên cứu về Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) cho biết sau cuộc họp: “Rất nhiều hoạt động đang diễn ra. Họ rất cố gắng và đang tạo nên thành quả, nhưng trong lĩnh vực phức tạp và khó khăn này, những thành quả cần tích lũy lại để chuyển hóa thành một sức mạnh thực sự.”
“Họ đã không còn vô vọng nữa, họ đang tiến lên, nhưng đó là một con đường dài và chông gai”, ông nói.
Các chuyên gia trong hội nghị đều đồng thuận hạm đội PLAN trong tương lai sẽ tập trung vào công cuộc “Tác chiến chống hạm nổi”, bằng chứng là việc chế tạo ngày càng nhièu tàu khu trục, tàu biển, và tàu ngầm được trang bị các tên lửa diệt hạm, với nhiều tầm bắn xa hơn nhiều những tên lửa cùng loại đang hoạt động trong hải quân Mỹ.
Christopher Carson, cựu thuyền trưởng của Hải quân Mỹ nói, tầm bắn khác nhau của các tên lửa Trung Quốc sẽ gây khó khăn cho Mỹ và các đồng minh.
PLAN đang ngày càng phát triển, qua việc đóng nhiều tàu lớn hơn, ví dụ như các tàu hộ tống nhỏ lớp Jiagdao Type 056. Với ít nhất 20 tàu nặng 1.500 tấn đang phục vụ hay đang được đóng, các tàu Jiangdaos sẽ hoạt động trong “các vùng biển gần”, để những đơn vị lớn hơn hoạt động ở những khu vực mà Trung Quốc gọi là “vùng biển xa”.
James Fanell, thuyền trưởng hải quân Mỹ mới nghỉ hưu từ đầu năm nay dự đoán sự tăng trưởng của PLAN sẽ diễn ra trong vòng 15 năm tới. Ông nhấn mạnh về khả năng đóng tàu được nâng cao của Trung Quốc, cùng với những cải tiến tiếp tục diễn ra trong việc chế tạo mô đun, công nghệ sản xuất 3D ảo, cùng với sự tiến bộ trong những thiết kế bản địa nhằm nâng cấp chất lượng của hải quân Trung Quốc.
Ông nói, kích hoạt phòng thủ ở những vùng biển gần của Trung Quốc sẽ tăng lên, các hoạt động ở vùng biển xa sẽ tăng cường, và thương mại cũng sẽ phát triển hơn. Hải quân TQ sẽ tăng khả năng triển khai đột biến, những nhóm tàu sân bay tấn công sẽ định hình và triển khai và sẽ có thêm các tàu ngầm tuần tra tên lửa đạn đạo.
Ông Fanell cho biết, để thực hiện điều này PLAN sẽ tăng số lượng tàu ngầm lên 99 chiếc các loại, 4 tàu sân bay, 102 tàu khu trục và tàu chiến, 26 tàu hộ tống, 73 tàu lưỡng cư và 111 tàu tên lửa.
Ông dự đoán, đến năm 2030, hải quân trung quốc sẽ có 415 tàu.
Trong đó, sức mạnh chủ chốt của PLAN là khả năng chiến đấu trên bề mặt, đặc biệt với các tàu khu trục mới Type 052D lớp Luyang III và số lượng tàu Jiangkai II Type 054A đang tăng lên.
Ông Fanell trong cuộc họp: “Với hệ thống phóng thẳng đứng, tên lửa đạn đạo chống hạm YJ-18, hệ thống kích hoạt radar, Luyang III có thể không bằng Aegis, nhưng đó là đủ cho hải quân Trung Quốc.
Tôi cho rằng điều đó khiến họ vui mừng và sẽ mở rộng sản xuất các tàu này, nhằm mở rộng kiểm soát trái phép những rặng đảo đầu tiên.”
Ngoài ra, ông Fanell còn lưu ý những thành tựu của PLAN trong những nhiệm vụ hộ tống ở phía tây Ấn Độ Dương.
Tàu sân bay Liaoning, đi vào hoạt động từ năm 2012 sau khi được tái chế và hiện đại hóa từ phiên bản cũ kỹ và dang dở cho Hải quân Nga, được xem là để huấn luyện cho phép họ thu được kinh nghiệm trong việc vận hành tàu sân bay với những loại máy bay chiến đấu tốt nhất. Một số nhà phân tích chỉ ra máy bay chiến đấu hiệu suất cao Shenyang J-11 dựa trên nền tảng Sukhoi Su-27 của Nga hiện thuộc Không quân Trung Quốc có thể là máy bay chiến đấu cho những tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.
Rất nhiều người đã ghi chú việc Trung Quốc phát triển một tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân nâng cấp, tàu Type 094 lớp Jin, và dự đoán chiếc tàu tuần tra răn đe đầu tiên này có thể xuất hiện vào năm 2016. Tuy nhiên, không nhiều người đánh giá cao việc triển khai các tàu ngầm mới khi việc này vẫn đang được phát triển.
Ông Erickson nói: Họ muốn có khả năng xây dựng hạm đội (tàu ngầm tấn công) với những lò phản ứng hiệu quả, bền, đảm bảo, nhưng đổi lại, chúng không thể yên tĩnh.
Với tàu Type 041 lớp Yuan, Trung Quốc hiện có các tàu ngầm được trang bị động cơ đẩy không phụ thuộc không khí Stirling (AIP), tương tự như các lực lượng hải quân khác.
Ông Erickson nói: “Họ muốn các tàu có khả năng chạy êm và không phải nổi lên để sạc điện.
Họ đã đạt được điều này với động cơ Stirling trong tàu lớp Yuan. Nhưng công nghệ luôn luôn vận động. Với AIP, thậm chí cả khi bạn nắm bắt được nó, đây là một hệ thống vô cùng phức tạp.”
Và Trung Quốc cũng như Nhật Bản và Đức đang muốn phát triển công nghệ pin lithium-ion thay thế.
Tuy nhiên, nhiều người trong cuộc họp xem việc chế tạo các tàu ngầm hạt nhân tầm xa của Trung Quốc là không cần thiết, chỉ đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của PLA. “Có thể phát triển này để thỏa mãn lòng tự hào dân tộc của họ”, ông Carlson nói.
Một vài người chỉ ra khả năng chiến đấu chống ngầm (ASW) yếu kém của PLAN nhưng họ lại có sự cải tiến trong việc lắp đặt các sóng siêu âm với các tần số sâu khác nhau trong các tàu hộ tống mới nhất Type Type 056 và tàu chiến Type 054A.
Ông Carlson dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển công nghệ ASW, đồng thời cảnh báo nguy hiểm nếu những kỹ thuật này hoạt động có hiệu quả.
Theo Chi MK/Defense News