Sự việc xảy ra ở thị trấn Thuận Hà, huyện Phong, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vào năm 2016, khi anh Lưu Quảng Tiến cùng với họ hàng tiến hành lo ma chay cho mẹ già quá cố. Họ chọn chôn cất mẹ trong vườn nhà để tiện thăm nom nên đã tiến hành đào huyệt tại đây.
Tuy nhiên, chỉ mới đào được một nửa thì bất ngờ đất sụt xuống, để lộ một miệng hố sâu tối đen. Thấy vậy, mọi người bỏ qua để đào một chỗ đất khác vì nghĩ rằng khu đất đó có vấn đề, miệng hố quá sâu và tối nên chẳng ai nhìn thấy gì, cũng không dám bước xuống.
>> Xem thêm: Làm việc trên cánh đồng ngô, phát hiện kho báu 900 tuổi chứa đầy vàng bạc châu báu
Sau khi an táng cho mẹ xong, anh Lưu có ghé qua chiếc hố lạ, nhìn thấy gạch nên quyết định soi đèn pin xuống bên dưới để xem. Điều khiến anh ngạc nhiên là bên trong không chỉ có một cái hang mà còn chứa cả cỗ quan tài đã bị mục ruỗng. Đây không phải mồ mả gia tiên nên vì nhà anh mới chuyển tới đây vài đời trước.
Suy xét kỹ, anh Lưu biết đã đào vào mộ cổ. Thông tin này nhanh chóng lan rộng ra khắp làng và đến tai những người săn đồ cổ. Ngay lập tức, rất nhiều người đã tập trung đến khu vườn nhà anh Lưu, người dụ dỗ anh bán lại, người đe dọa, thậm chí đòi được anh chia phần. Đỉnh điểm, một người hàng xóm sẵn sàng trả tới 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ VNĐ) để sở hữu chiếc hố dù chẳng hay biết bên trong chứa gì.
>> Xem thêm: 'Thợ săn' UFO phát hiện đĩa bay người ngoài hành tinh sau lớp băng tan tại Nam Cực
Đứng trước mọi lời lẽ răn đe, anh Lưu nhất quyết không bán. Người đàn ông này tìm đến Cục Di tích Văn hóa để mời đội khảo cổ về khám nghiệm. Nhận được sự đồng ý của chủ nhà, nhóm khảo cổ đã bắt tay vào khai quật lăng mộ. Họ còn huy động cả cảnh sát đến bảo vệ vì lo sự những tên săn đồ cổ sẽ lao tới bất chấp.
Tiếp cận được ngôi mộ, các chuyên gia nhận định đây là ngôi mộ hợp táng vợ chồng của một gia đình giàu có thời xưa, rất có thể thuộc thời điểm chôn cất vào khoảng thời nhà Minh và nhà Thanh.
Mộ này đã từng bị trộm đột nhập nhưng những món đồ tùy táng vẫn còn nguyên vẹn như nồi đất tráng men, cặp tóc vàng, bông tai vàng và đặc biệt là chiếc gương đồng Ngũ tử đăng khoa - vốn phổ biến vào thời nhà Minh và nhà Thanh.
Số cổ vật này không xác định được bằng tiền mà đó là giá trị về mặt tâm linh, có thể phục vụ mục đích nghiên cứu cho nước nhà. Mặc dù không kiếm được một số tiền lớn vì nhất quyết không chịu bán nhưng bù lại, anh lại thấy vui vẻ vì đã góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử của các nhà khảo cổ nước nhà, theo Sohu.