Thời gian gần đây, nhiều người dân nhận được tin nhắn từ các ngân hàng lớn thông báo tài khoản đang tiêu dùng tại nước ngoài. Nếu người đó không phải bạn thì cần nhấp vào đường link đính kèm tin nhắn đó.
Khi ấn vào đường link, người dùng sẽ được dẫn đến một trang web có giai diện giống ngân hàng chính thức khiến nhiều người tin tưởng. Trang web này sẽ yêu cầu người dùng ghi lại thông tin của bản thân.
Trước tình trạng lừa đảo ngày càng tinh vi, các ngân hàng cũng đã đưa ra khuyến cáo với những người sử dụng dịch vụ, cho biết ngân hàng cũng cho biết không hề đưa ra bất kì yêu cầu nào liên quan đến việc cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn, email, phần mềm chat…
Vì vậy, nếu khách hàng lỡ bấm vào đường link thì cần dừng các thao tác khác như điền thông tin đăng nhập, mã OTP,... Các ngân hàng liên tục rà soát định kỳ, liên tục cập nhật, kết hợp với cơ quan chức năng để xử lý kịp thời các tin nhắn và trang web mạo danh.
Theo Tuổi trẻ, dấu hiệu nhận biết dễ thấy nhất trong các tin nhắn lừa đảo là vị trí dấu câu trong văn bản. Những dấu chấm, dấu phẩy đều ở vị trí không giống với thông thường nên chỉ cần nhìn kĩ sẽ nhận ra ngay. Theo quan sát, dấu chấm câu trong các tin nhắn giải mạo được đặt không đúng vị trí theo thông lệ gõ văn bản. Dấu chấm này không đặt liền sau chữ cuối câu mà lại đặt sát chữ cái đầu của câu tiếp theo.
Thêm vào đó, các trang giả mạo sẽ hay có thêm kí tự thừa ở tên miền mà chỉ cần để ý là sẽ nhận ra.Cần chú ý đề phòng những đường link chứa virus vì chỉ cần ấn vào là thông tin, tên tài khoản được lưu trong trình duyệt web sẽ chuyển đến tay kẻ xấu. Đuôi của link chứa virus sẽ thường có đuôi *.exe hay *.jpg nhưng trước đó lại là một cái tên khó hiểu.