FBI đã tạm hoãn lại vụ điều tra về một trong những bí ẩn lớn nhất chưa có lời giải ở Hoa Kỳ, một tội phạm chiếm được trí tưởng tượng của người Mỹ , tạo cảm hứng cho bài hát, phim , chương trình TV và sách.
Năm 1971 , một người đàn ông tự gọi mình là Dan Cooper cướp một máy bay chở khách từ Oregon tới Seattle , sau đó ông giải phóng 36 hành khách khi đã trao đổi với 200,000 đô la tiền mặt. Khi chiếc máy bay gần như trống rỗng cất cánh một lần nữa , bay về phía nam , ông đã nhảy dù ra khỏi máy bay với số tiền chuộc , và từ đó không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa .
D.B.Cooper theo mô tả. Ảnh: FBI |
Nhưng sau 45 năm , với hàng trăn cuộc điều tra thất bại, các quan chức FBI. cho biết trong tuần này họ đã không còn tích cực theo đuổi vụ án được coi là một trong những cuộc điều tra dài nhất và đầy đồ sộ nhất trong lịch sử của cơ quan này.
D.B.Cooper là ai?
Không ai biết. Hoặc ai đó có thể biết nhưng không nói . FBI đã mô tả ông là một người đàn ông " khó tả " . Theo các mô tả, ước chừng ông ở độ tuổi 40 khi thực hiện phi vụ, nếu điều này đúng giờ đây ông ấy đã khoảng 90 tuổi. Sau khi phi vụ trở nên nổi tiếng, ông được gọi là "D.B. Cooper" trong báo cáo của các phương tiện truyền thông .
D.B.Cooper thực hiện phi vụ như nào?
Vào ngày 24 tháng 11 năm 1971, người đàn ông tự xưng là "Dan Cooper" tiến lại một quầy vé của hãng Northwest Orient Airlines tại Portland, Ore. Ăn mặc như một doanh nhân và mang theo một chiếc cặp. Vị doanh nhân này đã mua một vé một chiều lên chuyến bay số hiệu 305 đến Seattle.
"Từ đó bắt đầu một trong những bí ẩn trong lịch sử FBI chưa được giải quyết", các nhà điều tra của FBI nói.
Một người đàn ông "trầm tĩnh", ông gọi một ly Whisky và một lon soda trong khi chờ đợi để cất cánh. Trên không trung, sau 3 giờ chiều, từ ghế 18C, ông đưa cho tiếp viên hàng không một lời nhắn rằng ông đã có một quả bom trong chiếc cặp của mình và để cho cô nhìn thoáng qua dây điện và một nút bấm màu đỏ. Cô đã viết ra giấy những yêu cầu của hắn: bốn chiếc dù và $ 200,000 tiền hai mươi đô la - và thông qua một tiếp viên khác để gửi đến cơ trưởng.
Tại Seattle, các hành khách đã được trao đổi cho tiền và dù. Sau đó chiếc máy bay tiếp tục cất cánh trở lại với hành khách duy nhất "Mr. Cooper " cùng phi hành đoàn trên đường bay tới thành phố Mexico, với một yêu cầu từ phía D.B.Cooper rằng máy bay bay không cao hơn 10.000 feet.
Sau 20:00, đâu đó giữa Seattle và Reno, D.B.Cooper nhảy ra khỏi cửa sau của máy bay vào một khu rừng với một chiếc dù cùng toàn bộ số tiền chuộc, và biến mất.
D.B.Cooper đã ám ảnh đến văn hóa Mỹ như thế nào?
Truyền thông đã ngay lập tức khai thác D.B. Cooper, biến ông trở thành một trong những biểu tượng văn hóa nổi tiếng của Mỹ . Những chi tiết liên quan đến câu chuyện của ông đã được biết đến đã tạo một sự hấp dẫn mạnh mẽ để truyền cảm hứng cho các nhà văn , đạo diễn và nhạc sĩ, những câu hỏi chưa được trả lời được vá víu với những phỏng đoán.
Nhân vật D.B.Cooper trong phim "Vượt Ngục". Ảnh: Tumblr |
Bộ phim năm 2004 "Without a Paddle" kể về ba người bạn vào một vùng đất hoang để tìm kiếm tiền chuộc bị mất cùng D.B.Cooper và đã kết thúc việc tìm kiếm bộ xương của ông.
Năm 1981 , bộ phim tên " The Pursuit of D.B. Cooper " phát hành với Treat Williams vào vai chính là một cựu binh của lực lượng Green Beret tên là J.R. Meade. Bộ phim được dựa trên cuốn sách viết về D.B.Cooper năm 1980 của JD Reed , tên "Free Fall". Một số cuốn sách hư cấu khác bao gồm " DB " của Elwood Reid trong đó tiết lộ "Cooper" thực sự là một bác sĩ thú y Việt Nam tên là Phil Fitch , giống như trong một cuốn sách khác của James M. Cain tên " End Rainbow " , hai cuốn sách này có nhiều điểm tương đồng.
Các nghệ sĩ của nhà hát Todd Snider Chuck Brodsky còn viết viết và biểu diễn cả một vở nhạc kịch về Cooper.
Ở Việt Nam, rất nhiều khán giả cũng đã được biết đến D.B.Cooper thông qua serie phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ những năm 2005 là Prison Break (Vượt Ngục), trong phim Cooper xuất hiện như một nhân vật đầy bí ẩn và trí tuệ.
Các cửa hàng tại Ariel và Tavern bán rất nhiều đồ lưu niệm liên quan đến tội phạm huyền thoại này, thậm chí còn có cả một bảo tàng tên Coopermania tại thị trấn Tiểu Bang Washington Ariel , nơi được cho là Cooper đã hạ cánh. Nơi đây lưu truyền những câu chuyện sống động với một cuộc họp mặt hàng năm mà tại đó họ cùng uống rươu và ca tụng ông Cooper là một anh hùng. Thậm chí nơi đây còn có ý định hàng năm sẽ tổ chức lễ hội D.B.Cooper vào ngày 26 tháng 11.
Chuyện gì đã xảy ra với số tiền chuộc ?
Năm 1980 , một cậu bé tìm thấy một gói những sấp tiền hai mươi đô la đã bị rách mục dọc theo sông Columbia trị giá 5800 đô la, đây được coi là một phần của số tiền chuộc . Tính theo tỷ giá lạm phát, số tiền chuộc 200.000 đô trong năm 1971 sẽ tương đương với 1,2 triệu đô ngày nay. Hiện chưa rõ những gì đã xảy ra với phần còn lại của số tiền.
Những tờ tiền được cho là thuộc số tiền chuộc của Cooper. Ảnh: FBI |
Nghi phạm có thể là ai?
FBI cho biết họ đã phỏng vấn hàng trăm người, theo dõi trên toàn quốc, và lùng sục chiếc máy bay để tìm bằng chứng. Đến năm thứ năm sau vụ cướp , có khoảng 800 nghi phạm trong danh sách . Theo The New York Times báo cáo trong năm 2011, FBI danh sách, hồ sơ về các nghi phạm chưa trong một hầm cẩn mật dài 40 feet , biên mục bao gồm hơn 1.000 nghi phạm, một số được cung cấp bởi nhà ngoại cảm , một số lại bởi những tố của của một người về sự đáng ngờ của một thành viên trong gia đình , một số đến trong lời thú tội lúc lâm chung.
Một trong những nghi phạm được phỏng vấn là một người đàn ông tên là Richard Floyd McCoy. Ông đã thực hiện một vụ cướp tương tự và trốn thoát bằng cách nhảy dù vào năm tháng sau phi vụ của Cooper, FBI. nói. Tuy nhiên, ông McCoy được loại bỏ vì ông không phù hợp với những nhận diện được cung cấp bởi tiếp viên hàng không , và vì một số lý do không được tiết lộ khác, FBI cho biết.
Thậm chí theo một cuộc điều tra của Newyork Time năm 1972 có những nghi vấn cho rằng D.B.Cooper đã qua đời.
Chính phủ Mỹ đã để lộ nhiều kẽ hở sau phi vụ?
Không tặc trong thời kì Chiến tranh Lạnh được coi là không thể thoát khỏi "màn sắt" của chính phủ, nhưng trong những năm 1970 bọn tội phạm sử dụng chúng như là phương pháp hữu hiệu trong các phi vụ nhằm trong đàm phán đòi tiền chuộc. Trường hợp D.B. Cooper đã tạo ra cảm hừng cho một kỷ nguyên của không tặc. Vào giữa những năm 1970, ít nhất 150 máy bay đã bị "khống chế" tại Hoa Kỳ với chỉ một cá nhân, theo một bào cáo của The Times.
Geoffrey Gray, một nhà báo đã đóng góp nhiều cho quá trình điều tra D.B.Cooper của The Times và đã viết cuốn sách năm 2011 về việc điều tra Cooper "Skyjack: The Hunt cho D.B. Cooper ", cho biết trong một bài báo sau thông báo hoãn việc điều tra của FBI về vụ Cooper rằng theo luật pháp, mọi người vẫn có quyền được điều tra tiếp tục về D.B.Cooper.
FBI xới tung từng lớp cát để tìm manh mối vụ D.B . Ảnh: FBI |
Ông cho biết không tặc ban đầu chỉ được coi là một trường hợp vi phạm luật hàng không, một tội rất nặng nhưng thời hạn truy tố chỉ năm năm. Ngay sau đó, một bồi thẩm đoàn có thể kết tội những tên không tặc vắng mặt với đạo luật Hobbs, một đạo luật liên bang nhằm ngăn chặn tống tiền mà chưa bị phát hiện trốn thoát. Nhưng cho đến giờ đạo luật này vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
"Về lý thuyết, nếu Cooper đã đi ra khỏi rừng ngày hôm nay, hoàn toàn có khả năng ông có thể sẽ được rũ sạch mọi tội trạng" ông viết.
Tại sao FBI hoãn việc điều tra?
Cơ quan này cho biết họ đã phải chuyển hướng các nguồn lực vì "mỗi lần FBI thăm dò ý kiến về các trường hợp Norjak (cách gọi khác của vụ D.B.Cooper) đều nhận được lượng lớn ý kiến cho rằng nguồn lực điều tra nên được chuyển sang các chương trình đang khẩn trương và gây chú ý khác."
FBI nói rằng "vô số các tài liệu, bằng chứng" về vụ Cooper đã được kiểm tra trong những năm qua sẽ được giữ lại cho mục đích lịch sử tại trụ sở chính . Cơ quan này cũng nói rằng mọi người vẫn có thể liên lạc với văn phòng nếu họ thấy những bằng chứng thuyết phục thực sự.
Ông Gray nói , "Hàng trăm điều tra viên về Cooper vẫn tiếp tục công việc của họ". Ông nói rằng, giao lại vụ việc này cho các văn phòng điều tra tư nhân là một việc làm hợp lý, nhưng cũng cảnh báo rằng: "Đó thực sự cần sự thách thức cần sự nỗ lực mạnh mẽ của các văn phòng khi mỗi ngày họ sẽ phải đối mặt với một núi các cuộc gọi , các email nhảm nhí".
Quý Vũ (NYT)