Lịch sử khảo cổ học đã ghi nhận lần đầu tiên tìm thấy một xác ướp tại Châu Phi. Tiến hành kiểm nghiệm DNA, các nhà khoa học đã bắt đầu khám phá nhiều bí ẩn xung quanh xác ướp này.
Huffington Post đưa tin cho biết mới đây các nhà khoa học đã tìm thấy một xác ướp tại Châu Phi.
Xác ướp duy nhất được tìm thấy tại Châu Phi. Ảnh: Huffington Post |
Đây được xem như một phát hiện quan trọng trong lịch sử khảo cổ học. Đối với nền văn minh như Ai Cập hay Maya, việc ướp xác là hoạt động thường xuyên và không có gì lạ lẫm.
Tuy nhiên, việc tìm thấy một xác ướp tại đất nước Châu Phi khiến không ít các nhà khoa học ngỡ ngàng và tò mò.
Xác ướp được tìm thấy là xác một người đàn ông trong ngôi mộ nông và nằm sát vách núi đá. Các nhà khoa học đã tiến hành chụp cắt lớp DNA và phát hiện nhiều điều thú vị, bí ẩn xung quanh xác ướp này.
Là xác ướp tự nhiên:
Việc ướp xác là hoạt động không hề phổ biến tại Nam Phi. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu về dân tộc học, tập trung chủ yếu ở vùng Zimbabwe cho biết, sau khi thủ lĩnh chết, cơ thể của ông ta sẽ được trải qua một số ngi thức trước khi được đem đi chôn như sấy khô trên lửa nhỏ...
Trở lại với xác ướp được tìm thấy, các nhà khoa học khẳng định xác ướp này không được ướp một cách cố ý mà là sự vô tình.
Trong đó, điều kiện không khí khô nóng giúp xác ướp được bảo quản kỹ hơn.
Nội tạng đều bị lấy trước khi bị đem chôn
Xác ướp có tư thế như một thai nhi trong bào thai. Các nhà khoa học tiến hành phân tích mẫu vật và đưa ra kết luận xác ướp nằm trong độ tuổi từ khoảng 50 đến 55.
Người đàn ông này sống trong thời kỳ đồ sắt (Iron Age). Các cơ quan bên trong của xác ướp cũng được lấy ra trước khi xác ướp này được đem chôn.
Bằng phương pháp đặc biệt, Molebogeng Bodiba đã phân tích và rút ra kết luận về xác ướp này.
Theo đó, xác ướp Tuli có mối liên hệ với người Sotho - Tswana và Khoesan hiện đại. Xác ướp Tulo được tìm thấy đầu tiên tại Châu Phi đã hé lộ một phần bí mật về vùng đất này.
Những kết quả nghiên cứu bước đầu đã cung cấp những thông tin quý báu cho hoạt động khảo cổ học, xã hội học và dân tộc học.
Minh Di (theo Huffington Post)