Tin Mới
Nóng 24h
Ad
  1. Đời sống
  2. Cuộc Sống

Hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

DIỆU THU
Chủ nhật, 28/05/2023, 09:08 (GMT+7)
likefb
sharefb

Rất nhiều cha mẹ muốn biết hậu COVID-19 ở trẻ em có biểu hiện ra sao, điều trị như thế nào, có gây hậu quả gì ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em hay không?

Bạn quan tâm
  • Miền Bắc chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng như đổ lửa
  • Siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm về giao thông
  • 3 kiểu tóc đàn ông tưởng đẹp trai nhưng lại khiến phụ nữ phát ngán
Ad

Theo PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ em có các triệu chứng dai dẳng sau mắc Covid-19 khá dao động tùy theo nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, ở các lứa tuổi và quần thể khác nhau, cũng như cách xác định thời gian xuất hiện triệu chứng khác nhau.

Hơn nữa, các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em cũng đa dạng và thay đổi, tỷ lệ mắc các triệu chứng cũng khác nhau. Do đó, hiện nay con số chính xác tỷ lệ mắc hậu COVID-19 ở trẻ em chưa rõ.

Bác sĩ thăm khám cho trẻ.
Bác sĩ thăm khám cho trẻ.

Nguyên nhân của hậu COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá đây là tình trạng chưa có căn nguyên xác định, kết hợp nhiều yếu tố bao gồm đặc điểm của virut, yếu tố miễn dịch, di chứng sau điều trị hồi sức tích cực.

Một số tình huống khác cũng có thể gây ra các triệu chứng mới hay tiếp diễn như: vi rút tồn tại lâu hơn bình thường do phản ứng miễn dịch không hiệu quả; Tình trạng tái nhiễm (ví dụ bởi 1 chủng khác của vi rút); Thể lực yếu do thiếu vận động khi ốm;  Stress hậu sang chấn hoặc di chứng tâm thần khác, đặc biệt ở người có tiền sử lo âu, trầm cảm, mất ngủ, hay bệnh lý tâm thần khác; Giảm trao đổi oxy do hậu quả của các cục máu đông dai dẳng;  Sự hình thành các kháng thể tự miễn sau nhiễm vi rút.

Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em

Hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác,.. Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.

Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở,… Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.

Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra sau 2-6 tuần mắc COVID-19. Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám lại sau khi trẻ bị mắc COVID-19 cấp tính?

Khi cha mẹ thấy trẻ có các triệu chứng như mô tả ở trên hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp, và chăm sóc hợp lý.

Trường hợp trẻ phải nhập viện trong đợt mắc COVID-19 cấp tính, nên cho trẻ đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế (nếu có). Ngoài ra, dù trẻ không có các triệu chứng nghi ngờ của hậu COVID-19, cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám bác sỹ nhi khoa vào khoảng thời gian 4 – 12 tuần sau mắc COVID-19 để được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề sức khỏe của trẻ.

Cần lưu ý rằng, không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19. Trước khi kết luận triệu chứng đó do hậu COVID-19, cần loại trừ các nguyên nhân khác. Ví dụ như một em bé đến khám vì ho kéo dài, sụt cân sau mắc COVID-19, trẻ hoàn toàn có thể bị bệnh viêm phổi hoặc các bệnh lý hô hấp khác.

Khi tới khám, trẻ sẽ được các bác sỹ nhi khoa thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại. Nếu cần thiết, có chỉ định, trẻ sẽ được hội chẩn hoặc thăm khám lại bởi các bác sỹ chuyên khoa khác nhau. Trẻ sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, các biện pháp thăm dò như chụp phim, siêu âm, đánh giá chức năng hô hấp… và có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trẻ.

Ví dụ như trẻ bị đau ngực sau mắc COVID-19 sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, trẻ ho sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, trẻ có các vấn đề về tâm lý kéo dài sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ tâm bệnh…

Làm thế nào để dự phòng hậu COVID-19 cho trẻ?

Do chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng của hậu COVID-19, nên hiện nay chưa có bất kỳ một biện pháp vật lý, thuốc hay thực phẩm nào giúp ngăn chặn việc xuất hiện hậu COVID-19. Phương pháp duy nhất giúp không xuất hiện hậu COVID-19 là dự phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ bằng các biện pháp phòng bệnh thích hợp và tiêm vắc-xin COVID-19 khi có chỉ định.

DIỆU THU (t/h)

Theo nguoiduatin.vn
Theo dõi Tinmoi.vn trên

Tin liên quan

  • Tuyệt đối không kê giường ngủ sát 2 'bức tường' này nếu muốn gia đình bình an, mạnh khỏe
  • Ngon đến mấy cũng không nên ăn 4 bộ phận này của cá kẻo mang bệnh vào người
  • Yêu cầu EVN làm rõ việc tăng giá điện có phải do thua lỗ?
Từ khóa:
COVID-19

Cùng chuyên mục

Cập nhật KQXS Vietlott siêu nhanh, siêu chính xác tại Xổ Số Hoàng Kim

Vì sao cách vay tiền bằng cà vẹt xe máy vẫn “sống khỏe”?

Sàn gỗ nhựa Việt Pháp - Xu hướng vật liệu xây dựng bền vững

Giải mã 5 điều người nuôi thú cưng hiện đại cần quan tâm khi chọn thức ăn cao cấp cho thú cưng

Người bán rau lâu năm nhắc nhỏ: Chớ nên mua cải thảo khi có 3 dấu hiệu này

Sử dụng giấy phép lái xe bị mờ ảnh có bị phạt?

Tinmoi.vn là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công ty Cổ phần truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam

Người chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Huế

ĐT: +84-243-5586999

Email: tinmoi@netlink.vn

Địa chỉ trụ sở: Tầng 04, Tòa nhà Star, Lô D32 KĐT Cầu Giấy, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Liên hệ quảng cáo: 098 555 89 66 - Email: tha@netlink.vn

Giấy phép số 4540/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp.

Tin tức mới nhất Nóng 24h
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
© Bản quyền thuộc về Tinmoi.vn
© Không được sao chép lại bất kì thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tinmoi.vn