Hội nghị Trung ương 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc là một dẫn chứng về việc củng cố quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình. Số phận của cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, người bị bắt giữ trong một chiến dịch chống tham nhũng, đang nằm trên bàn nghị sự.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Hội nghị Trung ương 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 20 - 23/10, tại Thủ đô Bắc Kinh. Đây là lần đầu tiên một phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy cải cách luật pháp làm chủ đề trọng tâm.
Ngoài những vấn đề không được tiết lộ, trọng tâm của Hội nghị là điều hành đất nước theo luật pháp, nhưng Hội nghị TW lần thứ 4 của Ủy ban TW TQ cũng là một sự kiện chính trị trong đó Chủ tịch Tập Cận Bình phải dẫn dắt để có thể đảm bảo quyền điều hành Đảng Cộng sản.
Russell Leigh Moses, giảng dạy chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Bắc Kinh nói: “Hội nghị TW lần thứ 4 là nền tảng để những vấn đề được đưa ra có thể củng cố quyền lãnh đạo.”
Trong những vấn đề tranh cãi mập mờ ở Trung Quốc, ông Tập đã cho thấy sự dẫn dắt của mình về vấn đề cải cách kinh tế có thể đe dọa các doanh nghiệp nhà nước và các nguồn lợi khác. Chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ trong chính quyền TQ được coi là một đòn làm suy yếu những người đối địch với ông trong đảng.
Theo ý kiến của Huan Jing, một chuyên gia về chính trị lãnh đạo ở Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập sẽ chiếm ưu thế “bởi ông có sự chính thống, ủng hộ của công chúng và quyền lực. Có thể ông sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn, nhưng ông sẽ không bị áp đảo.”
Tuy nhiên, “việc điều hành theo pháp luật” ở Trung Quốc không rõ ràng. Nếu như luật pháp ở phương Tây có chức năng như một công cụ để kiểm tra độc lập quyền lực của chính phủ nơi chính phủ thường giải đáp một bộ phận của luật gọi là hiến pháp. Thì đối với các lãnh đạo Trung Quốc, những người luôn gắn bó đặc biệt với luật pháp, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, luật pháp được xem là một công cụ để điều hành xã hội.
Đặc biệt nhất, Hu Xingdou, một chuyên gia nổi tiếng của Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh thắc mắc “một câu hỏi chưa có lời đáp: Liệu đảng điều hành luật pháp, hay ngược lại.”
Về mặt giấy tờ, theo Hiến pháp của Trung Quốc, Đảng Cộng sản và những thành viên phải tuân theo pháp luật giống bất kỳ tổ chức hay công dân nào khác. Tuy nhiên, thực tế lại khác.
Tình huống rõ ràng nằm trong chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập đưa ra ngay sau hai năm lên nắm quyền. Nạn nhân cấp cao hàng đầu của chiến dịch này là cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang-dự kiến sẽ bị trục xuất khỏi đảng trong cuộc họp tuần này. Nhưng từ khi ông biến mất khỏi truyền thông từ một năm trước, ông đã bị bắt giữ và điều tra bởi các quan chức chính phủ chứ không phải bởi cảnh sát, và cũng không có quyền có luật sư hay giữ im lặng.
Báo chí chính thống của Trung quốc cũng đưa tin tức về phiên họp toàn thể trong năm nay, tiết lộ một số kết quả của cuộc họp. Một vài nhà quan sát tin rằng, để xoa dịu sự sợ hãi và bất an đang lan rộng giữa các cán bộ của Đảng Cộng sản TQ, cuộc họp có thể đưa ra một khuôn khổ pháp lý và có tính thể chế hơn cho chiến dịch chống tham nhũng.
Đây có thể là một động thái nhỏ nhưng đáng chú ý về sự điều hành hay luật pháp ở Trung Quốc. Và một câu hỏi lớn hơn vẫn chưa được trả lời: “Điều đó có nghĩa rằng về dài hạn, các quan chức sẽ tự nguyện phụ thuộc vào Hiến pháp chứ?”, giáo sư Huang băn khoăn: “Chúng tôi vẫn chưa biết.”
Theo Chi MK (Christian Science Monitor/Người đưa tin)