Tin mới

Mỹ “đau đầu” với 4 thách thức mang tên Trung Quốc

Thứ hai, 20/10/2014, 15:25 (GMT+7)

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đặt ra thách thức cho cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như thế giới. Và quốc gia “đau đầu” nhất có lẽ chính là Mỹ. >> Trung Quốc có thể hợp pháp hóa bá quyền tại châu Á?>> Trung Quốc đang đẩy căng thẳng biển Đông đến bờ vực xung đột

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đặt ra thách thức cho cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như thế giới. Và quốc gia “đau đầu” nhất có lẽ chính là Mỹ.

 

Những độc giả thường xuyên của tờ National Intersest được thưởng thức hàng loạt bài tiểu luận tranh luận về hậu quả của sự trở lại của Trung Quốc như một cường quốc lớn và các nhà hoạch định Chính sách Mỹ nên làm gì với thách thức mà Trung Quốc gây ra cho lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới.

Nhưng ở đâu đó trong hành lang quyền lực của Washington và trên toàn quốc, chủ đề sự trỗi dậy của Trung Quốc, tác động của nó đối với Mỹ, an ninh khu vực và chính sahcs đối ngoại của Mỹ nên điều chỉnh như thế nào dường như vẫn bị coi là vấn đề nhạy cảm, không được đưa ra thảo luận rõ ràng.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ và công dân Mỹ phải đối mặt với một thực tế là sự trở lại của Trung Quốc như một cường quốc lớn sẽ không tránh khỏi việc tạo ra một cuộc thi và có khả năng sẽ phát triển thành các thách thức an ninh tồi tệ nhất mà Mỹ phải đối mặt trong những thập kỷ tới. Đây sẽ là hội quả lớn nhất bởi sự ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là rất quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. Mức sống, sự thịnh vượng của khu vực này trong tương lai và vai trò của nó như sức mạnh toàn cầu.

Đây sẽ là thách thức đau đầu nhất bởi Trung Quốc sẽ loại bỏ nhiều nguồn tài nguyên hơn so với Liên Xô từng mơ có trước đó. Sự cạnh tranh an ninh Chiến tranh Lạnh đòi hỏi Mỹ nhiều hơn trong đó thách thức Trung Quốc đòi hỏi ít nhất.

Thách thức Trung Quốc trở thành vấn đề khó nói với Washington có lẽ là bởi vì tầm quan trọng của thách thức này là rất đáng ngại đối với các nhà hoạch định chính trách cũng như các nhà lập kế hoạch.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách và hệ thống chính trị của Mỹ chắc chắn sẽ phải đối mặt với thách thức Trung Quốc. Thật vậy, có 4 thực tế khắc nghiệt mà Mỹ sớm phải kết thúc.

Các nhà hoạch định chính sách và hệ thống chính trị của Mỹ chắc chắn sẽ phải đối mặt với thách thức Trung Quốc

Đầu tiên, Tổng thống Mỹ tiếp theo cùng với các cố vấn của mình sẽ phải đối mặt với một thực tế là chính sách chịu đựng kiên nhẫn đối với Trung Quốc hiện đang được thử nghiệm và đã thất bại. Sự kiên nhẫn là một chính sách thuộc về 2 đảng. Vào năm 2005, Cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick đã lịch sự đề nghị Trung Quốc trở thành một “bên liên quan có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế với hy vọng và mong đợi rằng Trung Quốc sẽ nhìn thấy việc sẽ đạt được toàn bộ lợi ích của mình thông qua việc hợp tác với hệ thống quốc tế đang tồn tại. Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng khu vực châu Á trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama đã lập luận cho chính sách hòa giải để tránh “Cạm bẫy Thucydides” – bi kịch va chạm của những cường quốc lớn đã rải rác nhiều trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên phản ứng của Trung Quốc đối với sự kiên nhẫn kể từ năm 2008 đã rõ ràng: quyết đoán hơn, cắt lát salami nhiều hơn và tăng tốc hiện đại hóa quân sự. Điều mà các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ phải làm tiếp theo là là chấm dứt chính sách kiên nhẫn đối với Trung Quốc.

 

Thứ hai, các chỉ huy quân sự và các nhà hoạch định của Mỹ phải đối mặt với thực tế là khái niệm hoạt động truyền thống của họ ở Tây Thái Bình Dương – phụ thuộc vào máy bay tầm ngắn và hoạt động hỏa lực từ trước tới nay (nhưng giờ không còn) vốn an toàn, lớn và tập trung hướng tới các căn cứ và lực lượng hải quân đặc nhiệm ở bên ngoài châu Á – bây giờ có thể không làm việc khi mà Trung Quốc hoàn toàn khai thác xoay vòng tên lửa và cảm biến. Quân đội Mỹ cần phải phá vỡ thói quen hoạt động và mua sắm vốn tồn tại hơn 7 thập kỷ qua và điều này không hề dễ dàng.

 

Thứ ba, Quốc hội và các cơ sở công nghiệp quân sự phải đối mặt với những điều chỉnh đi kèm với việc tái xây dựng lực lượng quân sự Mỹ tầm xa, chứ không phải là máy bay tầm ngắn, nhiều tàu ngầm hơn,  ít tàu nổi lớn hơn… Quốc hội và các nhà thầu sẽ không hài lòng về những thay đổi lớn và gây rắc rối tới chính sách mua sắm để đối phó với thách thức Trung Quốc.

Cuối cùng, công chúng Mỹ phải chấp nhận rằng kẻ mệt mỏi vẫn không được nghỉ ngơi. Người Mỹ đã trải qua gánh nặng 4 thập kỷ khi đối mặt với sự tan rã của Liên Xô và giờ đây đang phải tham gia vòa cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS. Thách thức tiếp theo là Trung Quốc và có thể sẽ là thách thức khó khăn nhất đối với Mỹ bởi tất cả các nguồn lực đều có thể được huy động để biến thành thách thức.

Liên quan đến Trung Quốc, có rất nhiều thứ mà Mỹ phải tính toán trong những năm tới. Rất ít người Mỹ và chỉ một vài nhà làm chính sách hàng đầu đang quan tâm đến thách thức này. Nhưng điều này sẽ phải thay đổi nếu Mỹ và các đối tác của mình vẫn còn muốn duy trì sự ổn định và thịnh vượng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức National Intersest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.