Hơn 2h sáng ngày 19/7, bà Shi, một cư dân của cổ trấn Tam Hà, huyện Phì Tây, tỉnh An Huy bị đánh thức bởi tiếng trống chiêng ngoài cửa. Khi ấy, nhân viên chính quyền địa phương, tình nguyện viên thông qua loa phóng thanh hoặc gõ trống đến từng nhà một để thông báo cho mọi người chuẩn bị sơ tán, không để bất cứ gia đình nào bị bỏ sót. Những người hàng xóm đã bắt đầu đóng gói đồ đạc và để mọi thứ trong nhà ở vị trí càng cao càng tốt. Thấy vậy, bà Shi lo lắng.
>> Xem thêm: Lũ lụt tại 2 nước láng giềng Trung Quốc khiến gần 200 người thiệt mạng
Tam Hà là một cổ trấn sông nước có lịch sử hàng ngàn năm. Các nhánh của Sào Hồ, sông Phong Lạc và Hàng Phụ tụ lại chạy quanh sông Dương Tử. Sông Xào Nam chảy qua đó. Sau khi 3 con sông hội tụ tại khu vực này, chúng chảy về phía đông Sào Hồ. Cổ trấn Tam Hà năm ở bên trong, với những tòa nhà xây kiểu An Huy, tường bao theo phong cách Daiwa, những cây cầu cổ xưa, những ngôi nhà, mái vòm cổ kính...
Cổ trấn Tam Hà thịnh vượng nhờ nước nhưng cũng nhiều phen bị lũ lụt gây thiệt hại. Từ đầu mùa lũ năm nay đến giờ, Tam Hà liên tục thiết lập kỷ lục mới. Sáng 19/7, mực nước sông Phong Lạc tại Tam Hà đạt 14,8m, cao hơn so với mực nước cao nhất năm 1991 và 2016. Tình hình rất nghiêm trọng.
Khi phóng viên đến Tam Hà, mưa rẫn rất lớn. Những ngôi nhà cổ bị che khuất trong sương mù và nước mưa và mọi người đang lái xe rời khỏi trấn. Trước tòa nhà chính quyền, có những hàng xe buýt chờ để giúp đưa người đi sơ tán một cách trật tự. Cổng khu danh thắng Cổ trấn Tam Hà đã đóng cửa. Tuyến xe đưa hành khách từ Hợp Phì đến Tam Hà cũng bị đình chỉ.
"Vì mực nước ở sông Phong Lạc và sông Hàng Phụ đều đã đạt mức cao nhất trong lịch sử, để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân, huyện Phì Tây đã tổ chức các tuyến xe buýt để đưa những người dân không có ô tô rời đi", ông Zhang Daju, chủ tịch Hội đồng nhân dân trấn Tam Hà cho biết. "Chúng tôi yêu cầu trước 9h tối, hơn 30.000 dân trong toàn thị trấn phải được sơ tán và chuyển đến khu tái định cư".
Mọi người trong thị trấn được di chuyển khẩn cấp. Con đê bên ngoài chấn đang được tăng cường. Khu vực đê sông Phong Lạc ở phía bắc trấn Tam Hà đã náo loạn, nước tuôn ra từ bờ đê. Hàng nghìn người tập trung tại đó để hộ đê.
>> Xem thêm: Lũ cuộn như thác ở Trùng Khánh, Trung Quốc sắp tuyên bố 'Hồng thủy số 2'
Xu Huachang, 59 tuổi, bí thư đảng của một phường của Tam Hà đã làm việc suốt 2 ngày 2 đêm tại con đê này. "Nhìn mực nước sông dân lên, tôi rất lo lắng, không dám rời đi dù chỉ giây lát", ông nói. Con đê này là nơi gần trấn Tam Hà nhất, một khi nó bị vỡ thì hậu quả không thể lường trước được.