Bà hoàng hậu phóng túng nổi danh tiêu xài tiền không tiếc tay không ngờ lại dính dáng đến 1 vụ “lừa đảo” kim hoàng khiến toàn Châu Âu chấn động thời bấy giờ.
Và sự kiện này cũng chính là nguồn cảm hứng cho nhà văn Alexander Dumas chấp bút viết nên bộ truyện “Ba chàng lính ngự lâm”.
Đó là scandal liên quan đến sợi dây chuyền 2.800 carat bị đánh tráo bởi một kẻ “siêu bịp” mượn danh là người hồng phúc của nữ hoàng Marie Antoinette, dụ dỗ một hồng y giáo chủ đưa ả sợ dây quyền quý giá để mang đến tặng nữ hoàng.
Nhưng thực chất, ả chỉ là một kẻ lừa bịp và sự việc bị phơi bày khi ả bịp bợp cùng đồng bọn đang cố đánh tráo chiếc dây chuyền giả để trả lại vị hồng y.
Bỏ qua các tai tiếng về hoàng hậu phóng túng, đàn đúm, xa hoa trong lịch sử nước Pháp này, vụ án “dây chuyền kim cương” là một sự kiện chấn động triều đình Pháp thời bấy giờ, với nhiều tình tiết phức tạp.
Hồ sơ về vụ án có thật này được một nhà nghiên cứu tên là Evelyne Lever đến từ Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) phục hồi và công bố.Tình tiết câu chuyện gần như giống đến 80% những gì mà bộ “Ba chàng lính ngự lâm” mô tả. Nhưng theo nhiều nghiên cứu lịch sử, thì đây là một vụ việc có thật chứ không phải tin đồn vì dân chúng ghét nước mình mà dựng nên.
Nhưng đó cũng chỉ là một vụ lừa đảo mà người bị lừa chính là một “hồng y giáo chủ” còn người vô tội bị mang tiếng “xấu” không ai khác ngoài nữ hoàng Marie.
Vụ án “dây chuyền kim cương” ly kỳ có thể tóm gọn như sau: Hồng y giáo chủ Rohan là một chức sắc khá lớn trong triều đình Pháp lúc bấy giờ.
Ông ta trước đây không hề thích Marie Antoinette, nhưng sau lại muốn được bà hoàng ân sủng, chính vì vậy Rohan luôn tìm mọi cách để lấy lòng hoàng hậu Marie.
Chẳng may cho ông ta, một ả giang hồ chuyên lừa bịp đã đánh hơi thấy được sự cả tin cũng như ý muốn lấy lòng hoàng hậu từ giáo chủ này, nên Jeanne de La Motte (tên gọi của ả bịp) đã cùng chồng mình và tên người hầu dựng lên màn kịch hoàn hảo để lừa bịp Rohan, nhằm chiếm lấy sợi
“dây chuyền kim cương” quý giá mà vị hồng y giáo chủ này sở hữu với lời gạ gẫm sẽ đem tặng cho nữ hoàng Marie chuỗi hạt này và không quên nhắn gửi người tặng chính là Rohan.
Một vài dị bản khác thì lại cho rằng hồng y giáo chủ Rohan phải lòng hoàng hậu Marie Antoinette nhưng không được đáp lại. Biết rõ khao khát của ông ta, mấy kẻ lừa đảo bạo gan bèn ra tay thực hiện một vụ làm ăn.
Jeanne de La Motte, một gái giang hồ, đã cải trang, tự xưng là nữ bá tước, người tin cẩn của hoàng hậu, nói hoàng hậu muốn hẹn gặp ông ở một lùm cây ở công viên Versailles.
“Nữ bá tước” cũng dặn rằng hoàng hậu muốn có chuỗi hạt quý được gắn 647 viên kim cương nặng tổng cộng 2.800 carats do hai thợ kim hoàn Paris chế tác.
Đúng giờ, Rohan đến chỗ hẹn, vô cùng sung sướng được ôm ấp hoàng hậu, thực ra là cô gái điếm Nicole Leguay có ngoại hình rất giống hoàng hậu mà vì trời tối nên giáo chủ không nhận ra, và trao cho nàng chuỗi kim cương mà ông đã phải mua chịu.
Thế là bọn lừa đảo tháo hết kim cương đem bán, và lấy kim cương giả thay vào.
Và màn kịch dựng hoàn hảo đến độ vị hồng y giáo chủ cả tin ấy, đã đưa vật báu cho một kẻ mới quen mà không điều tra rõ thân phận, vội tin vào vẻ hào nhoáng cùng lời bóng bẩy, mà vị này đã bị lừa một cú thật to.
Sự kiện này khiến cho triều đình nước Pháp một phen khốn đốn và vua Louis 16 đã phải mở phiên tòa để điều tra.
Cuối cùng, mọi chuyện vỡ lẽ chỉ là một trò bịp cao tay, nhưng thanh danh hoàng hậu Marie lại thêm phần nhuốm màu ô uế, và càng làm dân chúng căm phẫn bà hơn vì trước đó Marie Antoinette vốn đã không được lòng dân bởi sự hoang phí vô độ của mình.
“Vụ án chuỗi hạt” - hay còn biết đến với tên “Vụ án sợi dây chuyền kim cương” xảy ra chỉ khoảng 3 năm trước Cách mạng Pháp (1785 1786) khiến danh tiếng vua Louis và triều đình Pháp vốn tiếng xấu lại càng xuống cấp hơn.
Khi viết lại vụ án lịch sử đen tối này, nhà nghiên cứu lịch sử Evelyne Lever đã cho ta thấy một phần chìm trong bóng tối của triều đình nước Pháp trước cách mạng với những chuyện thâm cung bí sử đầy mưu mô, quỷ kế chốn cung đình.
Và như lời tác giả Laurent Lemire của tờ Le Nouve Observateur, chính văn hào Dumas là một trong số các nhà văn Pháp đã khai thác hồ sơ “vụ án chuỗi hạt” có thật này để sáng tác ra các tác phẩm văn học, khiến nó trở nên nổi tiếng toàn thế giới.