Một phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đã xuất hiện không báo trước ở Bắc Kinh trong tuần này và gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một quan chức Triều Tiên với lãnh đạo Trung Quốc kể từ năm 2013.
Cuộc gặp giữ nhà ngoại giao hàng đầu của Triều Tiên Ri Su-yong và ông Tập khiến các nhà quan sát Triều Tiên bất ngờ.
Ông Ri Su-yong, phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên dẫn đầu phái đoàn tới Trung Quốc. Ảnh: Reuters |
Về mặt lý thuyết, Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất, mạnh nhất của Triều Tiên nhưng thực tế thì quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã xuống tới mức thấp trong những năm gần đây.
Triều Tiên tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của mình, phớt lờ lời kêu gọi kiềm chế từ phía Trung Quốc. Cuộc thử nghiệm hạt nhân mới nhất của Trung Quốc diễn ra vào tháng 2 năm nay đã đặc biệt chọc tức Bắc Kinh.
Lịch trình công du nước ngoài của ông Tập dường như chỉ ra rằng Triều Tiên và lành lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã không còn là mối quan tâm của ông.
Vào năm 2014, ông Tập tới thăm kẻ thù của Triều Tiên - Hàn Quốc và gặp tổng thống Park Geun-hye tại Bắc Kinh vào năm 2015. Ông chưa từng gặp lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un.
Phần lớn thế giới coi Trung Quốc là nước duy nhất có cách ép Triều Tiên kiềm chế tham vọng hạt nhân của mình.
Và Trung Quốc - trước đây bị coi là đã không nghiêm trong việc thực hiện các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc chống lại Triều Tiên - bây giờ lại đang áp dụng các vòng trừng phạt khá triệt để.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã nói rằng họ sẽ không từ bỏ áp lực và sẽ tiếp tục chương trình hiện tại bất chấp phải trả giá như thế nào về mặt kinh tế.
Thông điệp từ Kim Jong-un
Theo các bài báo từ phương tiện truyền thông chính thức, phái đoàn của đảng Lao động Triều Tiên do ông Ri Su-yong dẫn đầu sẽ mang thông điệp từ nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un tới cho Trung Quốc.
Phái đoàn này đã bày tỏ "hy vọng củng cố và phát triển tình hữu nghị song phương và duy trì hòa bình, ổn định khu vực".
Ông Ri cũng tái khẳng định Triều Tiên sẽ tiếp tục "Chính sách 2 tiền tuyến" của mình đó là phát triển vũ khí hạt nhân song song với truyền sinh khí cho nền kinh tế đang trong tình trạng bị cô lập và trì trệ.
Về phần mình, ông Tập Cận Bình kêu gọi tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh, kiềm chế tập trận, tăng cường đối thoại và giao tiếp để bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực.
Hãng Tân Hoa xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc đã cung cấp một số thông tin, nhưng cuộc gặp gỡ mang tính bước ngoặt này có thể được hiểu là đã bị xem nhẹ trong mối quan hệ lạnh nhạt giữa 2 người bạn cả về mặt lịch sử lẫn tư tưởng.
Triều Tiên biết rằng sự hợp tác của Trung Quốc là điều cần thiết nếu họ muốn thực hiện được mặt kinh tế trong chính sách "hai mặt' của mình - Trung Quốc vốn là đối tác thương mại quốc tế lớn nhất và là người viện trợ chính cho Triều Tiên.
Bằng cách tiếp đón phái đoàn Triều Tiên tại Bắc Kinh, giống như các hoàng đế tiếp đón các nước chư hầu, Trung Quốc đang chứng tỏ uy thế của mình với Bình Nhưỡng.
Nhưng tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị thượng đỉnh an ninh lớn nhất châu Á diễn ra vào cuối tuần này ở Singapore, Bắc Kinh cũng sẽ gửi một thông điệp tới Mỹ và Hàn Quốc đó là: bất chấp những mối nghi ngại, họ sẽ không bỏ rơi đồng minh cũ của mình và tất cả các bên sẽ phải quen với điều này.
Bảo Linh (CNN)