Quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima đã khiến mọi thứ bị phá hủy, người ta cho rằng dưới sức hủy diệt như vậy sẽ không gì còn sống sót. Tuy nhiên, trong đống đổ nát hoang tàn đó, người dân Nhật Bản rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những chồi non nẩy nở từ loài cây bạch quả.
Cây bạch quả có niên đại 1.400 năm tuổi trong một ngôi chùa Phật giáo ở Trung Quốc. |
Mùa hè năm 1945, một máy bay ném bom của quân đội Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, nó phát nổ 43 giây. Trong đám khí hình nấm bao trùm hàng trăm mét, người ta cho rằng không gì còn sống sót. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm sau, trong đống đổ nát hoang tàn của thành phố Hiroshima, người dân Nhật Bản rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những chồi non nẩy nở từ một loài cây bất diệt.
Quả bạch quả. Ảnh: Wikipedia |
Loài cây ấy chính là cây bạch quả. Nó giống như hiện thân tuyệt vời của hy vọng và của sự tái sinh sau thảm họa chiến tranh. Một ngôi chùa Phật giáo bị phá hủy sau vụ nổ, đã được xây dựng lại bằng gỗ của cây bạch quả sống sót ở gần đó. Kể từ đó, lá bạch quả trở thành biểu tượng của thành phố Tokyo.
Theo Epochtimes France, ở châu Á, nó là loài cây “thánh” nhờ những đặc tính đặc biệt ấn tượng, với nhiều Công dụng chữa bệnh. Sự “đề kháng” đáng kinh ngạc đối với ô nhiễm và các yếu tố gây đột biến gen cho phép nó thích nghi và tồn tại qua các thời đại và trong tất cả các vùng khí hậu.
Cây bạch quả có thể phát triển bất cứ đâu khi được trồng xuống, và có nhiều tên gọi khác nhau: Cây của sự sống ở Tây Tạng, cây trường thọ và trung thành ở Trung Quốc, cây trường sinh ở Nhật Bản, cây 40 đồng ecus ở Pháp (là giá của bữa ăn mà nhà thực vật học người Pháp Pétigny mời đồng nghiệp người Anh để đổi lấy 5 cây bạch quả vào năm 1780).
Cây bạch quả thuộc họ Ginkgophyta, là đại diện cuối cùng của loài này. Xuất hiện từ cách đây hơn 270 triệu năm, chúng là một trong những loài cây lâu đời nhất trên thế giới. Chúng tồn tại trước cả sự xuất hiện của loài khủng long. Loài này đã sống sót và tồn tại cho đến nay nhờ các nhà sư Phật giáo đã trồng chúng xung quanh các tu viện.
Tại Nhật Bản, cây bạch quả được gọi là cây trường sinh, do quả của chúng trông giống như quả trứng. Một cách thơ mộng, người Nhật gọi chúng là “cây của ông và cháu”. Điều này có thể được nhìn theo góc độ khác: người cháu là hy vọng tiếp nối dòng giống của người ông, một truyền thừa bất tử.
Một số cây bạch quả lớn lên trong môi trường khắc nghiệt đã phát triển một số tính năng khá lạ thường: một số cây có khả năng chịu được lửa, có khả năng tái sinh đặc biệt và thậm chí có thể chống cháy. Đặc tính này thường có ở những cây sống ở vùng khí hậu nóng.
Khi có hỏa hoạn, cây bạch quả ứa nhựa ra phía ngoài khiến nó rất khó bị cháy. Năm 1923, một ngôi chùa Nhật Bản nhờ hàng cây bạch quả trồng xung quanh mà thoát cảnh bị thiêu rụi trong một đám cháy. Ngày nay, bạch quả được trồng thử nghiệm ở Var, để chống cháy.
Đức Hòa (tổng hợp)