Đây là lần đầu tiên các chiến hạm của Hải quân Trung Quốc bị Mỹ phát hiện khi hoạt động trên Biển Bering ở ngoài khơi bang Alaska.
Báo Học giả Ngoại giao của Nhật Bản gần đây có bài viết đăng nhận định của tác giả Ankit Panda – một chuyên gia phân tích các vấn đề về ngoại giao, quan hệ, an ninh, khủng hoảng quốc tế trong đó đưa ra một số nhận định lý giải vì sao tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi bang Alaska khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đang thực hiện một chuyến đi đến khu vực này.
Như truyền thông quốc tế đã đăng tải 2/9/2015, các quan chức Mỹ xác nhận 5 tàu Hải quân Trung Quốc ở biển Bering, ngoài khơi Alaska của Mỹ.
Các quan chức quốc phòng Mỹ phát hiện 3 tàu chiến, 1tàu hậu cần và 1 tàu đổ bộ của Trung Quốc di chuyển về phía quần đảo Aleutian, nơi chia cắt các vùng lãnh thổ do Mỹ và Nga kiểm soát.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có chuyến thăm đến bang Alaska. |
Đây là lần đầu tiên các chiến hạm của Hải quân Trung Quốc bị Mỹ phát hiện khi hoạt động trên Biển Bering ở ngoài khơi bang Alaska.
Báo Wall Street Journal của Mỹ dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay, 5 tàu chiến Trung Quốc được phát hiện ở ngoài khơi ngay gần quần đảo Aleutian.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ từ chối bình luận hay cung cấp thông tin về hoạt động của các tàu hải quân Trung Quốc ở khu vực này.
Truyền thông Mỹ và giới bình luận quốc tế cho rằng đây là một dấu hiệu nữa cho thấy Trung Quốc đang dần hiện thực hoá tham vọng phát triển một lực lượng “hải quân nước xanh”, vượt qua chuỗi đảo thứ hai trên Thái Bình Dương để cạnh tranh với hải quân của các cường quốc mạnh nhất thế giới.
Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc được phát hiện vào một thời điểm khá lạ lùng bởi Biển Bering là khu vực nằm ngay gần bờ biển Alaska của Mỹ.
Điều đáng chú ý nhất là thời điểm diễn ra ngay trong tuần mà Tổng thống Barack Obama đang có mặt ở đây khi mà nhà lãnh đạo Mỹ có những tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của mình ở khu vực Bắc Cực.
Nhà phân tích Ankit Panda cho rằng, kết hợp những thông tin được mổ xẻ gần đây có thể đưa ra một nhận định là Trung Quốc đang muốn cố gắng chuyển đến thế giới một thông điệp thể hiện sức mạnh cơ bắp của mình nhưng không đe doạ trực tiếp đến các hoạt động của Mỹ ở khu vực hải phận quốc tế vốn nằm ngay gần Alaska.
Ông Ankit Panda cho rằng Bắc Kinh có thể muốn thể hiện rằng ngay cả khi PLA thực hiện các sứ mệnh do thám, tình báo, thu thập thông tin thì tàu chiến của họ cũng chỉ hoạt động bên ngoài vùng biển của Hoa Kỳ.
Tàu chiến Trung Quốc (Ảnh minh họa) |
Hoa Kỳ có thể quan ngại điều này bởi nó cho thấy năng lực vươn xa của tàu chiến của Trung Quốc là có thật. Tuy nhiên, Washington sẽ không hành động, thậm chí không lên tiếng bởi Lầu Năm Góc vẫn tuyên bố với thế giới rằng họ đang theo đuổi Chính sách đảm bảo tự do, lưu thông tàu thuyền quân sự trên các vùng biển quốc tế.
Từ trước đến nay, Hoa Kỳ cũng không lên án các hoạt động của tàu bè quân sự Trung Quốc ngay cả khi chúng hoạt động (có thông báo trước) trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Nhiều nhận xét cũng cho rằng trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2014, Trung Quốc đã cho tàu do thám thu thập thông tin về hoạt động tập trận nhưng Hoa Kỳ cũng giữ thái độ bình tĩnh, không quá ồn ào.
Thậm chí, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ khi ấy là Đô đốc Samuel J. Locklear III cũng đã tuyên bố “chào đón” các chiến dịch quân sự, khảo sát của nước khác trong khu vực đặc quyền kinh tế của Mỹ ở Thái Bình Dương trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và có thể chấp nhận được.
Chính vì vậy, sự xuất hiện của các tàu chiến Hải quân Trung Quốc ở Biển Bering gần Alaska có thể khiến Mỹ bất ngờ nhưng không có chuyện Hoa Kỳ sẽ ầm ĩ phản đổi hay hành động ngăn chặn Trung Quốc.
Vậy, ngoài thông điệp Trung Quốc muốn gửi đến Mỹ như đã đề cập phía trên, liệu có còn giải thích nào khác về sự kiện này hay không.
Nhà nghiên cứu Ankit Panda cho rằng có một số lý giải khác có thể cân nhắc đó là trong thời gian gần đây Nga và Trung Quốc liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận hải quân trên khu vực Biển Nhật Bản và các vùng biển khác quanh lãnh thổ Nga, đặc biệt là vùng Primorsky Krai.
Tại các vùng biển quanh lãnh thổ Nga này Trung Quốc cũng không hề hiện diện trong những năm gần đây và việc xuất hiện ngoài khơi Alaska lần này có thể là do các chiến hạm của PLA đã nhân thể di duyển qua bán đảo Kuril, Kamchatka để đến vùng hải phận Bering.
Hoà Bình