Một khi Nhật Bản đưa tàu chiến tới Biển Đông để can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ, tàu chiến Trung Quốc "được quyền" đáp trả. Đó là lời tuyên bố của một đô đốc thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh trở lại căn cứ ở Thanh Đảo sau khi chạy thử nghiệm tại Biển Đông |
Thừa nhận rằng Nhật Bản có khả năng lên kế hoạch đưa lực lượng hải quân tới Biển Đông, Đô đốc Li Jie của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) nói rằng tàu chiến nước này có quyền đâm tàu Nhật Bản tại khu vực tranh chấp. Phát biểu này đã được tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc dẫn lại.
Theo tin tức từ hãng Kyodo News, Nhật Bản đang xem xét xem khi nào và làm thế nào để can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ phức tạp tại Biển Đông - nơi Trung Quốc đòi yêu sách với hầu hết khu vực bất chấp mẫu thuẫn với các nước láng giềng. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố Biển Đông là vấn đề quan trọng với lợi ích quốc gia của Nhật Bản khi Diet được xem xét lại là hiệp ước an ninh và hợp tác lẫn nhau của nước này với Mỹ. Nhật Bản có thể sẽ hỗ trợ hậu cần cho hải quân Mỹ hoạt động tại khu vực.
Li Jie nói với tờ Hoàn cầu Thời báo rằng Nhật Bản sẽ không có rào cản kỹ thuật trong việc đưa tàu chiến và máy bay tới Biển Đông. Chiến đấu cơ chống ngầm P-3C và các máy bay cảnh báo sớm E-2C, E-767 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể trực tiếp bay từ Nhật tới khu vực. Trong khi đó, máy bay tiếp dầu KC-767J có thể mở rộng phạm vi hoạt động của các chiến đấu cơ như F-15J và F-2. Các tàu chiến của Nhật Bản, trong đó có tàu khu trục trực thăng Izumo được thiết kế hoàn hảo cho các hoạt động tại Biển Đông, ông Li cho biết.
Dù vậy, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với áp lực ngoại giao từ các nước Đông Nam Á nếu họ thể hiện tham vọng chính trị mạnh mẽ tại khu vực, ông Li nhấn mạnh.
Vị đô đốc Trung Quốc này cũng cảnh báo rằng các chính trị gia Nhật Bản cần suy nghĩ cẩn thận về việc đưa máy bay và tàu chiến tới Biển Đông bởi Trung Quốc không chỉ phản đối thông qua các kênh ngoại giao. Các tàu chiến Trung Quốc có quyền đâm các tàu xâm nhập vào vùng biển này. Lời ông Li ám chỉ sự phân biệt giữa vùng biển quốc tế và vùng lãnh hải có thể sẽ không được Bắc Kinh công nhận.
Bảo Linh (Theo Wantchinatimes)