(Tinmoi.vn) Malaysia Airlines, hãng hàng không sở hữu chiếc máy bay MH370 biến mất không dấu vết tại Ấn Độ Dương vào ngày 8/3 từng được đánh giá là hãng hàng không chất lượng cao. Tuy nhiên, công ty này từng có một lịch sử đầy sóng gió và lặp đi lặp lại kể từ khi thành lập vào năm 1972.
Clip Người nhà “phát điên” khi nghe tin “MH370 đã rơi, không còn ai sống sót”
Báo cáo thường niên mới nhất của hãng cho thấy các khoản lỗ đã tăng vọt lên 171% tới 1,17 tỷ RM (359.120.000 USD). Theo đó, nhiều năm công ty hoạt động yếu kém, sự thay đổi trong quản lý và khai thác bởi các thế lực kết thân với Liên minh cầm quyền Mặt trận Dân tộc Barisan Nasional của nước này hoặc liên minh quốc gia, đặc biệt là tổ chức Thống nhất Mã Lai UMNO. Các nhà quản lý lặp đi lặp lại “kết hoạch thay đổi toàn diện” nhưng tất cả chỉ dẫn đến ngõ cụt. Năm 2013 làm ăn thất bát hơn sau khoản lỗ năm 2011 (2,52 tỷ RM) và là thất bại lớn nhất trong lịch sử của hãng hàng không. Nguyên nhân của các thiệt hại là do chi phí nhiên liệu tăng cao, quản lý yếu kém và họ buộc phải cắt giảm 8 đường bay quốc tế.
Điều đó không có nghĩa là những khủng hoảng trong quản lý của hãng hàng không có liên quan đến sự biến mất của máy bay MH370 mang theo 239 hành khách và phi hành đoàn. Hai sự việc không liên quan gì đến nhau. Nhưng việc quản lý yếu kém cùng các hoạt động cẩu thả khác đã làm xấu đi các hồ sơ dịch vụ và hồ sơ an toàn bay của MAS, thứ vốn được đánh giá ngang tầm với các hãng bay khác trong khu vực. Chỉ khi cần “nhập khẩu” các chuyên gia nước ngoài thì các phi công mới làm như vậy.
Tuy nhiên, MAS được yêu cầu để làm các dịch vụ quôc gia, bay vào những khu vực có chất lượng hành khách thấp để làm hài lòng các chính khách địa phương. Và họ đã chứng kiến những hãng hàng không giá rẻ như AirAsia do doanh nghiệp tư nhân Tony Fernandes kiểm soát. Họ bị ăn bớt lợi nhuận trên cả đường bay nội địa lẫn quốc tế. Năm ngoái, Fernandes đã cố bán hãng hàng không này đi vì đối lập và cuộc tranh cãi chính trị trong công đoàn.
Các chi nhánh của MAS nhiều lần gần như rơi vào tình trạng phá sản, đòi hỏi hàng loạt gói cứu trợ từ chính phủ. Hiện, hãng hàng không này đang được kiểm soát bởi Penerbangan Malaysia Bhd, một công ty của chính phủ. Trong đó, công quỹ Kazanah Nasional của chính phủ giữ cổ phần nhỏ. Nguồn tin nói với Asia Sentinel rằng tất cả các hợp đồng của hãng đều đến từ các gói vận chuyển hành khách của UMNO.
Hồ sơ an toàn của MAS không phải là không có tì vết mặc dù dựa trên hồ sơ của các hãng bay khách trong khu vực như Garuda Indonesia, China Airlines của Đài Loan, Korea International và một số hãng khác thì nó không xấu. Ví dụ như hãng hàng không Silk Air, một công ty con của Singapore International từng có một phi công tự tử vào năm 1997. Phi công đã cố tình để rơi máy bay ở miền nam Sumatra khiến 97 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn tử vong. Nhưng các quan chức Singapore đã cố gắng để che đậy nguyên nhân vụ việc.
Kể từ năm 1977, hơn 20 vụ việc nhỏ khác được các quan chức hàng không ghi nhận, trong đó có 3 vụ rơi máy bay thảm khốc. Trong những ngày gần đây, hãng hàng không này gặp 2 sự cố nhỏ và có lẽ sẽ không được chú ý nếu không xảy ra vụ việc MH370 biến mất. Một là việc chiếc máy bay A300-330 bị yêu cầu hạ cánh đột ngột tại Hồng Kông vào ngày 23/3 khi đang trên đường đến Seoul. Nguyên nhân là do máy phát điện trên chiếc máy bay 2 tuổi này không hoạt động. Vụ thứ hai xảy ra vào tuần trước khi một chiếc máy bay bị chim va vỡ cửa kính chắn gió khi hạ cánh ở Kathmandu, Nepal. MH370 cũng từng bị hư hại đầu cánh khi chạy lướt qua một máy bay khác tại sân bay quốc tế Pudong, Thượng Hải, mặc dù sau đó nó đã được Boeing sửa chữa và cho phép bay.
Một điều đáng lo ngại hơn nữa liên quan đến báo cáo đáng tin cậy rằng một người phụ nữ Nam Phi quyến rũ có tên Jonti Roos và bạn đồng hành của cô đã được cơ phó Fariq Abdul Hamid (27 tuổi, cơ phó trên chuyến bay MH370) cho phép vào buồng lái trong chuyến bay từ Phuket đến Kuala Lumpur hồi năm ngoái. Trong chuyến bay này, 2 cô gái trẻ còn đội mũ phi công và chụp ảnh ngay trong buồng lái. Nếu không có gì khác, điều này đặt ra nghi vấn về kỷ luật buồng lái máy bay của MAS và cảnh báo nguy hiểm cho công tác đào tạo hàng không của hãng.
Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) đã ban hành những quy tắc sau vụ khủng bố 11/9 /2011 khi 4 chiếc máy bay biến thành những quả bom nhằm duy trì an toàn và an ninh trong các chuyến bay. Tất cả các cửa buồng lái phải khóa trong thời gian diễn ra chuyến bay, hạn chế tiếp cận buồng lái để đảm bảo an ninh, an toàn. FAA kêu gọi tất cả các hãng hàng không quốc tế áp dụng các quy tắc này. Nó dành cho tất cả các máy bay dân sự, có cửa vào buồng lái và có hơn 19 chỗ ngồi.
Những vụ tai nạn việc nghiêm trọng của MAS:
- 4/12/1977: Chiếc Boeing 737-200 bị sa lầy khi tiếp cận sân bay Subang, Malaysia khiến 100 hành khách và phi hành đoàn tử vong. Nguyên nhân có thể là đây là một vụ cướp.
- 18/12/1983: Chiếc máy bay Airbus 300-B4 bị tai nạn do gặp mưa lớn tại đường băng Subang. Không ai tử vong nhưng máy bay đã phát nổ ngay sau khi mọi người di tản. Nhà chức trách sân bay đã không nhận thấy điều gì bất ổn cho đến khi hành khách bước ra khỏi đống bùn ở cuối đường băng.
- 15/9/1995: Máy bay Fokker 50 gặp tai nạn sau khi vượt quá đường băng tại sân bay Tawau, Malaysia khiến 34 hành khách và phi hành đoàn tử vong. Lỗi là do phi công.
- 10/10/2013: Một chiếc máy bay Twin Otter mang số hiệu MH3002 chở 16 khách từ Kota Kinabalu đến Kudat đã vượt quá đường băng và đâm vào một ngôi nhà. Phi công và 1 hành khách tử vong, 6 hành khách bị thương nặng. Đây là vụ việc đầu tiên liên quan đến MASWings, một chi nhánh của MAS.
Bảo Linh (Theo Asia Sentinel)