(Tinmoi.vn) Hàng chục tàu và máy bay của 10 quốc gia đã tiến hành tìm kiếm khắp một khu vực rộng lớn Đông Nam Á nhưng vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến máy bay mất tích cùng 239 người.
Trong khi đó, sự thất vọng của người thân hành khách vẫn không ngừng tăng lên.
Cuối ngày 10/3, các nhà chức trách công bố họ đã tăng gấp đôi bán kính tìm kiếm, lên đến 100 hải lý (tương đương 185km) xung quanh vị trí MH370 đã biến mất khỏi màn hình radar trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.
Trung Quốc, quốc gia có 153 công dân trên máy bay cho biết sẽ đưa 10 vệ tinh với màn hình độ phân giải cao vào hỗ trợ tìm kiếm. Trong khi đó, hãng Boeing cho biết họ đã cử nhóm tham dự cùng quân đội chính phủ Hoa Kỳ để tìm kiếm, điều tra những gì đã xảy ra với chiếc máy bay Boeing 777-200 của họ.
Một thành viên gia đình của hành khách trên máy bay bị mất tích MH370 khóc trong một khách sạn họ đang ở tại trong Putrajaya ngày 11/3/2014
Cả một khu vực rộng lớn đã được rà soát, tìm kiếm bởi 40 tàu và hơn 30 máy bay của các quốc gia nhưng vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào dù đã bước sang ngày thứ 4.
Các nhà chức trách và quan chức hãng hàng không Malaysia đã phải hứng chịu sự chỉ trích từ Trung Quốc do chưa thể cung cấp bất cứ dấu hiệu nào về tai nạn đã xảy ra cũng như các báo cáo mâu thuẫn từ phía họ.
Một thông báo từ Hãng hàng không Malaysia (MAS) nhấn mạnh: "Chúng tôi rất lấy làm áy náy khi các gia đình đang rất muốn biết tình trạng những người thân yêu của họ".
Khu vực tìm kiếm hiện nay bao gồm bán đảo chính Malaysia, vùng biển ngoài khơi phía Tây và một khu vực phía bắc đảo Sumatra, Indonesia.
Kể từ khi sự cố xảy ra, các cơ quan chức năng và quan chức hãng hàng không Malaysia đã tổ chức một số cuộc họp báo nhưng vẫn chưa đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho những bức xúc như liệu máy bay có phát nổ, bị bỏ rơi trên biển, bị bắt cóc, hay bất kỳ kịch bản nào được liên tưởng tới.
Máy bay MH370 được chỉ huy bởi một phi công MAS dày dạn kinh nghiệm nhưng lại hoàn toàn biến mất mà không có dấu hiệu cầu cứu nào, trong khi thời tiết lúc đó được cho là rất tốt.
Phó Tư lệnh Không quân Việt Nam Đỗ Minh Tuấn nhìn vào một bản đồ trên màn hình TV trong một cuộc họp báo về việc tìm kiếm máy bay mất tích MH370 tại sân bay Phú Quốc trên đảo Phú Quốc
Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm với việc đưa các tàu tìm kiếm tại khu vực bờ biển phía Nam, nơi chiếc máy bay biến mất nhưng cũng bày tỏ lo ngại về điều tồi tệ nhất đã xảy ra.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, ông Phạm Quý Tiêu cho biết: "Theo như các đánh giá và dự đoán của chúng tôi, với tình trạng như hiện nay, chúng ta rất khó có thể hi vọng vào một kết quả tích cực".
Vấn đề ngày càng nhạy cảm khi một số phương tiền truyền thông quốc gia Trung Quốc đổ lỗi cho Kuala Lumpur về tình trạng thiếu thông tin. Người thân của các hành khách liên tục bày tỏ sự thất vọng, chán chường.
Một thanh niên 20 tuổi ở Bắc Kinh chia sẻ: "Tôi hi vọng đó là một vụ cướp và anh họ của tôi vẫn còn sống. Chú và dì tôi đã hoàn toàn suy sụp, họ không thiết ăn uống gì".
Vẻ mặt thất vọng của người nhà một hành khách trên chuyến bay MH370
Hôm 10/3, những thông tin mâu thuẫn càng khiến cho người thân các hành khách thêm phần hoang mang. Tuy nhiên, việc xét nghiệm các vết dầu loang ở vùng biển Trung Quốc và các mảnh vỡ tìm thấy cũng cho thấy không phải của chiếc Boeing 777.
Các quan chức Đại sứ quán Malaysia cũng đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình Trung Quốc muốn đến Kuala Pumpur để theo dõi sát hơn các cuộc tim kiếm.
Chính phủ Trung Quốc đã cử một nhóm các quan chức đến Malaysia điều tra vụ việc và giúp đỡ thành viên gia đình các hành khách có mặt trên chuyến bay.
Mỹ cũng đã cử một đội FBI đến hỗ trợ điều tra, tuy nhiên phía họ cũng nhấn mạnh chưa có những bằng chứng cho thấy đây laf một vụ khủng bố. Hôm qua, 10/3, Hải quân Mỹ đã gửi còn tàu thứ 2 đến Biển Đông nhằm giúp đỡ việc tìm kiếm.
L.H (Nguồn: Themalaymailonline)
Xem thêm Video Hành trình tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích: