Quân đội Mỹ đang lo lắng binh lính của mình không được trang bị cho một cuộc tấn công hóa học hoặc sinh học. Đồng thời, chiến tranh hóa học đang phát triển ngày một phổ biến khi mà các nhóm khủng bố dễ dàng sản xuất được vũ khí sinh học trong những tầng hầm của chúng.
Vũ khí hóa học và sinh học đang là mối đe dọa lớn nhất đối với quân đội Mỹ. Ảnh: Lục quân Mỹ/National Interest |
"Không có nhiều" binh lính giỏi việc đeo mặt nạ trong 9 giây", Trung tá Perry Wiggins, chỉ huy Lục quân Hoa Kỳ đặc trách miền Bắc nói với các phóng viên tạp chí Air Force hôm 15/10. "Chúng ta cần trở lại yếu tố "B" trong CBRN (gồm vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân)".
Ông Wiggins còn chỉ ra rằng binh lính đang được huấn luyện cho một chiến trường có chất độc sau nhiều năm tham gia cuộc chiến tranh chống nổi dậy tại Iraq và Afghanistan.
Nhưng ở Iraq, vũ khí hóa học đã trở nên ngày càng phổ biến hơn. Quân nổi dậy đã tấn công lính Mỹ khoảng 2 chục lần bằng các vũ khí clo trong quá trình giao chiến, theo tờ New York Times. Hàng trăm lính Mỹ đã tiếp xúc với các tác nhân gây kích động thần kinh hoặc giộp da bị phát hiện trong những kho dự trữ của quân đội Iraq còn sót lại.
Điều đó chẳng là gì khi so với chiến tranh hóa học tại Syria. Vào sáng ngày 21/8/2013, quân đội Syria đã bắn đi các tên lửa hình củ hành nạp khí rarin, bắn vào khu vực ngoại ô do phiến quân kiểm soát ở miền đông Damascus. Hàng trăm người đã chết vì ngạt thở, hầu hết là dân thường không vũ trang.
Có một số bằng chứng cho thấy Nhà nước Hồi giáo IS đã triển khai vũ khí hóa học ở cả Syria và Iraq. Những vũ khí đó hầu hết là khí mù tạt hoặc clo, hoặc là một loại hỗn hợp khác có chung đặt điểm với 2 loại khí đó. Không rõ liệu IS có tự trưng cất được chất hóa học hay cướp được từ quân đội Syria, cũng có thể là cả 2.
Nhưng ông Wiggins nhấn mạnh rằng vũ khí sinh học còn nguy hiểm hơn. Hóa chất dễ biến thành vũ khí nhưng việc biến đổi những sinh vật gây chết người có thể tạo ra những kịch bản kinh hoàng nhất, giết chết hàng triệu người.
Vấn đề đặt ra với quân đội Mỹ không chỉ là họ đeo mặt nạ không đủ nhanh khi tập trận. Vũ khí hóa học và sinh học bản chất khó phát hiện ra. Khả năng nhận biết 2 loại vũ khí này là khác nhau. Nhưng chúng có điểm chung là có thể gây thương vong hàng loạt trước khi các nạn nhân kịp nhận ra chuyện gì đang xảy ra.
Vào năm 2009, trong sổ tay hướng dẫn "Phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt" của Bộ tư lệnh Học thuyết và Đào tạo của lục quân Mỹ, Mỹ đã vạch ra 17 "khiếm khuyết" trong khả năng chống lại những cuộc tấn công hóa học hoặc sinh học. Những khiếm khuyết ấy bao gồm việc thiếu khả năng phát hiện vũ khí hóa học/sinh học, xác định ai là người chịu trách nhiệm và nơi để đánh trả.
Vấn đề lớn nhất là các binh lính phải chiến đấu với bộ đồ bảo hộ cồng kềnh. Vấn đề khác nữa là lục quân Mỹ đã "co lại rất nhiều" hoạt động chống CBRN trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Bảo Linh (theo National Interest)