(Tinmoi.vn) Liệu rằng Trung Quốc có đủ khả năng để phá vỡ trật tự đang tồn tại ở châu Á – trật tự mà Mỹ chiếm ưu thế?
Sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc trong những tranh chấp hàng hải tại khu vực đã đánh thức bất cứ ai còn tin rằng Bắc Kinh sẽ mãi mãi “ngoan ngoãn” chấp nhận sự an ủi nhỏ nhoi dành cho một cường quốc thất bại.
Nhưng những lựa chọn của Trung Quốc để thách thức trật tự của khu vực Đông Á thực sự có nhiều hạn chế. Trong cuộc thảo luận “China choice” của Australia, chúng ta cần phải nhớ một thực tế là Trung Quốc sẽ tự giới hạn lý do cho những lựa chọn có ý nghĩa tại một châu Á nhiều tranh giành hơn.
Trung Quốc không thể và sẽ không trực tiếp thách thức quyền lãnh đạo khu vực của Mỹ trong tương lai gần. Một phần là do lợi ích kinh tế khổng lồ mà Trung Quốc có được khi Mỹ cầm quyền. Ngày nay, Mỹ không những củng cố trật tự Đông Á, trong đó phải kể đến các hiệp ước mà Washington đã ký với đồng minh mà còn tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác phi truyền thống, chẳng hạn như Việt Nam.
Về cơ bản, như Evelyn Goh đã từng chứng minh một cách hoàn hảo, trật tự ngày nay không đơn thuần là “made in America” mà còn mang dấu ấn của nhiều quốc gia bao gồm cả những quốc gia nhỏ và trung bình đang lo lắng bị vướng vào Mỹ và Trung Quốc tại khu vực có kiến trúc an ninh đa phương rộng lớn.
Một số diễn đàn như ARF (diễn đàn khu vực châu Á) đang giới hạn khả năng của mình để hòa nhập và làm yên lòng các cường quốc lớn. Tuy nhiên, sự phát triển của các kiến trúc phản ánh quyết tâm thực sự của khu vực là duy trì nguyên trạng.
Mặc dù Trung Quốc có thể nổi giận với vị trí đứng đầu của Mỹ nhưng Bắc Kinh không thể trực tiếp thách thức vị trí ấy mà không thách thức trật tự khu vực ngày càng đa trung tâm và được thể chế hóa với mật độ cao do Mỹ hỗ trợ. Vì vậy, khả năng Trung Quốc trực tiếp thách thức trật tự đang tồn tại có thể sẽ không xảy ra.
Nếu Trung Quốc không thể trực tiếp lật đổ trật tự hiện có, có một sự lựa chọn thay thế đó là phá hủy trật tự này từ bên trong và dần dần sửa đổi nó. Rod Lyon đã gọi đó là “trách nhiệm” của Bắc Kinh.
Trong lĩnh vực an ninh, Trung Quốc cam kết nhiều hơn cho các hoạt động cứu trợ thảm họa và nhân đạo (HADR) có thể chứng minh cho một cơ chế hợp lý để trấn an khu vực.
Trong khi đó, về kinh tế, việc BRICS thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) tại Thượng Hải hồi tuần trước cho thấy Trung Quốc được đánh giá cao hơn Mỹ trong việc cung cấp hàng hóa tập thể ở cấp độ khu vực cũng như toàn cầu.
Rất có khả năng “trách nhiệm” dẫn tới chủ nghĩa xét lại có thể từng bước một thách thức trật tự đang tồn tại bằng cách cung cấp nguồn thay thế của hàng hóa quốc tế chung mà không gắn liền với quyền bá chủ của Mỹ.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chiến lược này vẫn nằm ngoài tầm tay của Trung Quốc. Những phản ứng chậm chạp và mờ nhạt của Bắc Kinh đối với siêu bãi Haiyan hồi tháng 11/2013 cho thấy sự suy giảm ý chí chính trị và khả năng đảm bảo hậu cần. Cả 2 yếu tố này sẽ hạn chế khả năng tổ chức có hệ thống hơn của Trung Quốc trong HADR - một đòn bẩy với “quyền lực mềm” của khu vực.
Tương tự như vậy, nhu cầu phát triển nội bộ của Trung Quốc hạn chế khả năng thay thế Mỹ và các đồng minh OECD của mình để trở thành nhà tài chính phát triển và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, hoặc chí ít cũng là nhà cung cấp tiền tệ dự trữ toàn cầu thay thế.
Tuy nhiên, việc gánh vác những “trách nhiệm” trên sẽ không hề trang bị cho Trung Quốc một chú ngựa “Trojan” có khả năng làm suy giảm quyền bá chủ của Mỹ hay làm thay đổi trật tự Đông Á từ bên trong.
Có một khả năng thứ 3 đó là: Nếu Trung Quốc không thể đập vỡ trật tự hiện có tại Đông Á, không phá vỡ nó từ bên trong thì cuối cùng, có thể Bắc Kinh sẽ ly khai khỏi đây?
Bước vào kỷ nguyên đầy tranh chấp xung đột tại châu Á, chúng ta cần phải cảnh giác với quá khứ hòa bình trong thời gian gần đây và dự đoán về tương lai của châu lục này. Trung Quốc vẫn có nhiều lựa chọn cho trật tự khu vực hiện nay, để tham gia thì rất dễ dàng, nhưng để phá vỡ hoặc ly khai khỏi trật tự này lại vô cùng khó khăn.
Bảo Linh (Theo The National Interest)