(Tinmoi.vn) Nước Nga ngày nay buộc phải đương đầu với các biện pháp trừng phạt kinh tế và đối đầu chính trị với Mỹ. Từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã đẩy các chiến lược an ninh của Nga sang một trang mới, ở đó Nga và Mỹ sẽ bước vào một cuộc chiến trên nhiều lĩnh vực.
Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin
Tiền đề trung tâm của chiến lược an ninh mới của Nga chính là Kremlin không thể bỏ qua các sự kiện ở Ukraine, hơn nữa Ukraine là cực kỳ quan trọng đối với Nga. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã tạo ra một chính quyền Kiev có xu hướng thân phương Tây. Đây là một tin hết sức tồi tệ đối với Nga, mà trước đây điều này chỉ có trong tưởng tượng của Moscow. Tổng thống Putin đã thấy được các thách thức và vị thế quốc tế của Nga, lợi ích quốc gia của Nga đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Nhưng câu trả lời cho thách thức này sẽ là một cuộc xung đột rất thực tế và lâu dài giữa Nga với Mỹ. Không giống như cuộc chiến tranh ở Georgia vào năm 2008, khủng hoảng ở Ukraine không phải là một sự kiện nhiều tập có thể được bản địa hoá. Trong thực tế, cuộc đấu tranh hiện nay giữa Mỹ và Nga là một cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới mới.
Trong tương lai gần, Ukraine sẽ vẫn là chiến trường chính của cuộc đấu tranh này. Chiến thuật của Moscow có thể thay đổi, nhưng lợi ích căn bản của Nga không bao giờ thay đổi. Mục tiêu quan trọng của Moscow đó là không thể để chính quyền Kiev thân phương tây làm ảnh hưởng đến những người dân nói tiếng Nga, thân Nga ở khu vực Đông Nam của Ukraine. Ngoài ra, Nga cũng có nhiệm vụ bảo vệ bán đảo Crimea. Trong lâu dài, Crimea sẽ là một biểu tượng của sự cạnh tranh này.
Không giống như những năm đầu của Chiến tranh Lạnh, khi mà phương Tây sợ hãi Liên Xô và toàn bộ phương tây đồng lòng chống lại Liên Xô. Trong khi đó, ngày nay, Tây Âu nói chung không thấy các mối đe dọa từ Nga. Ngoài ra, họ phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga và một lượng lớn các sản phẩm xuất khẩu của họ trên thị trường Nga.
Nga sẽ tìm cách cứu quan hệ kinh tế với EU càng nhiều càng tốt trong khi cố gắng duy trì tiếp cận công nghệ cao châu Âu cũng như tích cực đầu tư vào thị trường tiềm năng này. Nga cũng sẽ cạnh tranh với các đối thủ để giành được quyền cung cấp năng lượng cho châu Âu. Trong nỗ lực theo hướng này Moscow sẽ tập trung vào Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và một số nước nhỏ hơn như Phần Lan, Áo và Hy Lạp. Bởi vì với các nước này có quan hệ thương mại rộng rãi với Nga.
Lý tưởng nhất, Nga muốn châu Âu giảm đi các phụ thuộc vào Mỹ. Moscow hy vọng rằng tác động trừng phạt đối với Nga của Mỹ chủ yếu làm phương hại đến quan hệ thương mại EU với Nga. Chính điều này sẽ dẫn đến chia rẽ và bất đồng xuyên Đại Tây Dương trong EU. Tuy nhiên, Nga đã cảm thấy rằng trong tương lai gần, châu Âu sẽ theo Mỹ. Như vậy, tạm thời Nga sẽ phải tính đến sự thù địch của châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng, hiện nay bất kỳ nhượng bộ nào của Putin sẽ dẫn đến thực tế là ông sẽ mất quyền lực ở Nga, và nó sẽ gây ra một xáo trộn lớn và rối loạn. Đồng thời, bất kỳ sự nhượng bộ đối với Nga từ Mỹ sẽ có nghĩa là sự suy yếu hữu hình tầm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ và hậu quả của điều này sẽ được cảm nhận ở khắp mọi nơi - ở châu Á, Trung Đông và các nơi khác. Chính vì vậy, cuộc đối đầu này sẽ diễn ra trong một thời gian dài trong tương lai. Những tác động của cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Nga và Mỹ có thể hình thành lên một trật tự thế giới mới.
Yên Hưng (Theo Newsland)