Dường như mọi thứ đã không thể trở nên tồi tệ ở Biển Đông thêm được nữa, việc Trung Quốc bố trí và thử nghiệm các tên lửa chống hạm ở Biển Đông cho thấy những nỗi lo ngại tồi tệ nhất. Mục tiêu của Mỹ là đảm bảo Trung Quốc trỗi dậy hòa bình và đưa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí lớn hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành một "đối tác có trách nhiệm" đã rơi vào dĩ vãng.
Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi Bắc Kinh dường như không quan tâm đến căng thẳng mà họ gây ra trong khu vực bằng những đường băng và tên lửa mà họ triển khai đến các đảo nhân tạo phi pháp.
"Trung Quốc triển khai các phương tiện phòng thủ quốc gia trên lãnh thổ mình là hợp lý và chính đáng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lớn tiếng nói.
Ông Hồng cũng nhấn mạnh rằng, "chẳng có gì gọi là quân sự hóa". Nực cười thay, cái mà ông Hồng gọi là "chẳng có gì" lại chính là loại tên lửa tân tiến có khả năng đánh chìm tàu chiến hải quân.
Vậy, động thái tiếp theo của Mỹ là gì? Liệu có cách nào để để ngăn chặn những bước đi không ngừng của Trung Quốc nhằm biến Biển Đông thành "ao nhà"?
Bước đầu tiên, Washington cần phải thừa nhận rằng họ đã thất bại. Chính sách của Washinhton nhằm hướng sự trỗi dậy của Trung Quốc theo khuôn mẫu và không trở thành thách thức với Mỹ đã hoàn toàn chấm dứt. Bầy giờ, Washington phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi nguyên trạng thông qua những biện pháp cưỡng chế.
Bãi đá Gạc Ma, nơi Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép các công trình quy mô lớn, nhìn từ trên cao. Ảnh: Sina |
1. Tận dụng truyền thông
Bắt đầu bằng một sự kiên định, những thông điệp "hàng đầu" sẽ phải được chính quyền lặp đi lặp lại một cách đặc biệt và rõ ràng. Nó sẽ cho thấy rõ mục tiêu địa chính trị và những dự định của Mỹ ở châu Á. Chẳng hạn, "mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ - cái mà Mỹ chia sẻ với các đối tác và đồng minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, rộng hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - là duy trì trạng thái hòa bình và thịnh vượng, đảm bảo không một quốc gia nào đơn phương ép buộc các nước khác hoặc cố tình bẻ cong mong muốn của họ bằng những biện pháp cưỡng chế, biến các vùng biển hoặc đại dương thành lãnh thổ hoặc sử dụng hành vi thù địch để đạt được mục đích của mình".
2. Tăng cường cuộc chiến pháp lý
Washington sẽ phải làm việc với các đồng minh và đối tác ở Biển Đông để giải quyết bất cứ tranh chấp trong khu vực nào không liên quan đến Bắc Kinh. Mỹ phải làm việc với "bạn bè" ở châu Á để đảm bảo họ có thể thảo luận thống nhất, đa phương, chống lại sẽ cưỡng ép của Trung Quốc. Đây sẽ là phần rất quan trọng nếu Washington muốn đạt được mục tiêu.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Fox News |
Dù điều này chắc chắn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, song sự bành trướng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực có thể sẽ là một yếu tố thúc đẩy các bên đạt được thỏa thuận. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các bên có mâu thuẫn tranh chấp với Trung Quốc sẽ tiếp bước Philippines, đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án trọng tài quốc tế. Việc đưa tranh chấp ra pháp lý không chỉ thách thức tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc, mà còn tạo ra một thể thống nhất các quốc gia, và chắc chắn sẽ có nhiều hành động cứng rắn hơn.
Một cuộc chiến pháp lý đa phương lớn như vậy sẽ là hỗ trợ quan trọng trong báo chí và ngoại giao, hối thúc Bắc Kinh phải giải quyết tranh chấp trước khi tòa án đưa ra phán quyết công khai chống lại âm mưu độc chiếm Biển Đông của họ.
Thay vì đưa đơn kiện riêng biệt, các quốc gia có tranh chấp sẽ đồng thời đưa vụ việc lên tòa án trọng tài quốc tế, khiến Bắc Kinh rơi vào trạng thái lúng túng, lo lắng, tạo ra một cơn ác mộng về quan hệ công chúng không hề dễ dàng giải quyết chút nào đối với Trung Quốc.
3. Khiến Bắc Kinh phải xấu hổ
Với sự thành công năm ngoái của đoàn làm phim CNN khi chứng minh cho cả thế giới thấy Bắc Kinh đã thay đổi nguyên trạng Biển Đông bằng các dự án cải tạo phi pháp như thế nào, chắc chắn rằng việc khiến Bắc Kinh "mất mặt" có thể là một phần trong kế hoạch hiệu quả để ngăn chặn những thách thức mà nước này gây ra cho nguyên trạng Biển Đông.
Mỹ đã nhiều lần đưa tàu đến tuần tra ở Biển Đông. Ảnh minh họa: US Navy |
Vậy tại sao không đưa phương pháp này tiến thêm một bước xa hơn? Tại sau không khiến cho thế giới nhận thức được từng động thái của Bắc Kinh? Chẳng hạn, khi Trung Quốc xây dựng đường băng mới, có thể được sử dụng để tuần tra Biển Đông, những hình ảnh, đoạn phim nên được chuyển đến ngay lập tức cho các phương tiện truyền thông. Hoặc nếu Trung Quốc triển khai máy bay, tên lửa đến các đảo nhân tạo trái phép, thế giới cần phải thấy những hình ảnh, cảnh quay trên mỗi bản tin chính thức một cách nhanh nhất có thể. Truyền thông rõ ràng có ưu thế và sức mạnh hơn nhiều và Washington nên tận dụng điều này.
Bên cạnh đó, khi các tàu của Mỹ thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, nếu bị tàu Trung Quốc cản trở, gây khó dễ thì các cảnh quay đó cũng cần được đăng tải trên kênh YouTube ngay lập tức. Thậm chí dù không bị cản trở, Washington cũng cần cung cấp bằng chứng cho thấy ý định hòa bình của mình thông qua các đoạn phim và ghi âm trong mỗi lần tuần tra, cho thế giới thấy được cách tiếp cận minh bạch của mình, hoàn toàn đối lập với những hoạt động mờ ám của Bắc Kinh.
Còn nữa...
Lê Huyền (National Interest)