Mỹ đã đưa 3 máy bay ném bom hiện đại nhất của mình tới căn cứ Guam trong tuần này, theo tin tức từ Không quân Mỹ.
B-2 - máy bay ném bom hiện đại nhất của Không quân Mỹ đã được điều đến căn cứ Guam ở Thái Bình Dương |
Trong một thông cáo báo chí đăng trên website của mình hôm 10/8, Bộ Tư lệnh Không quân tấn công toàn cầu Hoa Kỳ cho biết "3 máy bay ném bom B-2 và khoảng 225 phi công thuộc căn cứ Không quân Whiteman, Missouri đã được triển khai đến căn cứ Không quân Andersen tại Guam vào ngày 7/8 để tiến hành các hoạt động huấn luyện, làm quen tại khu vực Thái Bình Dương".
Tuyên bố cho biết thêm: "Việc triển khai huấn luyện này thể hiện việc tiếp tục cam kết của Mỹ để vận hành máy bay ném bom chiến lược toàn cầu thường xuyên trên toàn khu vực Ấn - Thái - Á châu".
Tuy nhiên, tuyên bố không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Có khả năng các máy bay này tham gia vào một nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên. Thật vậy, đầu tháng 8/2014, 3 máy bay B-2 ở căn cứ Không quân Whiteman cũng đã được triển khai tới Guam để tham gia cuộc tập trận của Bộ Tư lệnh Không quân tấn công toàn cầu.
Mỹ đã xây dựng một phi đội máy bay ném bom tại căn cứ Không quân Andersen ở Guam từ năm 2004, theo The Aviationist. Tuy nhiên, các máy bay đồn trú tại đây chỉ là loại thường, không hiện đại bằng B-1 và B-52.
Mỹ từng triển khai máy bay ném bom B-2 tới Guam nhưng những máy bay này đã bị loại khỏi biên chế vào năm 2010 sau khi một chiếc B-2 bị cháy động cơ. Ngoài ra, một chiếc B-2 đã bị rơi ở Guam năm 2008 cũng là lý do.
Mỹ đã tăng dần lực lượng quân sự tại Guam từ những năm đầu thế kỷ 21. Ở giai đoạn đầu, các quan chức Mỹ đã viện cớ Triều Tiên và tình trạng căng thẳng tại Đài Loan là lý do chính thúc đẩy việc tích tụ quân sự này.
Tầm quan trọng của căn cứ Guam chỉ nâng lên khi chính quyền Obama khởi xướng Chính sách cân bằng xoay trục sang châu Á vào năm 2010. Các quan chức Mỹ, bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter khi ấy, thường xuyên đề cập tới Guam như là một "trung tâm chiến lược" cho các hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Căn cứ Không quân Andersen nằm cách Trung Quốc khoảng 2.900 km về phía đông.
Mỹ thường xuyên phô diễn sức mạnh của các máy bay ném bom ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trong những tháng gần đây. Ví dụ, như tờ National Interest trước đó từng đưa tin tức hồi tháng 7 năm nay, 2 máy bay B-52 Stratofortresses đã tiến hành thả những quả bom không nổ ở Australia.
"Các chuyến bay này là một trong nhiều cách để Mỹ thể hiện cam kết của mình với khu vực Ấn - Thái - Á châu hòa bình và ổn định", Đô đốc Cecil D.Haney, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược cho biết tại thời điểm diễn ra tập trận.
Các máy bay B-52 cất cánh từ căn cứ Không quân Barksdale tại Luoisiana và tiến hành chuyến bay kéo dài 44 giờ không ngừng để tham gia cuộc tập trận.
B-2 là máy bay ném bom hiện đại nhất của Không quân Mỹ. Theo như ông Dave Majumdar từng lưu ý trên The National Interest rằng:
"Phi đội nhỏ gồm 20 máy bay ném bom tàng hình Northrop Grumman B-2 Spirit của Không quân là những máy bay tấn công hiệu quả tầm xa duy nhất có trong kho vũ khí của lực lượng. Không còn máy bay nào trong kho vũ khí của Không quân có thể cất cánh từ lục địa Mỹ và tấn công vào các mục tiêu ở bên kia bán cầu tại vùng không phận xung đột. B-2 có tầm bay không cần tiếp nhiên liệu vào khoảng 6.000 hải lý nhưng có thể tăng lên khoảng 10.000 hải lý nếu được tiếp nhiên liệu trên không".
[mecloud]kMBSKT47Kn[/mecloud]
Bảo Linh (theo National Interest)