Giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới - một̀ thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng giao thừa là thời khắc mà các vị quan Hành khiển sẽ bàn giao công việc cai trị trong năm. Mỗi gia đình vào dịp Giao thừa thường chuẩn bị một mâm cúng để cầu Bình An, tài lộc trong năm mới.
Thời gian cúng Giao thừa: Thông thường, các gia đình thường cúng giao thừa vào ngày 30 tháng Chạp hay còn gọi là ngày trừ tịch. Ý nghĩa của việc cúng tất niên nhằm mục đích trừ hết những điều không may của năm cũ để sang năm mới. Cúng giao thừa thường được tiến hành vào giờ phút cuối cùng của năm cũ bắt đầu qua năm mới.
Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng giao thừa là thời khắc mà các vị quan Hành khiển sẽ bàn giao công việc cai trị trong năm. Người Việt làm mâm cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời với ý nghĩa bỏ lại mọi điều xấu của năm cũ, chào đón những điều tốt đẹp của năm mới đang đến.
Để thực hiện một lễ cúng giao thừa đúng truyền thống và phong tục, mọi người phải xác định đúng thời gian chính xác cho việc cúng bái.. Lễ cúng đêm giao thừa ngoài trời được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức là đúng vào lúc 00:00h, thời điểm bắt đầu chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới tức đúng, giữa đêm 30/12 và rạng sáng 01/01.
Khoảng thời gian cúng giao thừa có thể từ 11 giờ đêm 30 đến 1 giờ sáng mùng 1 Tết. Khoảng thời gian này bao hàm một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới, quan đương niên cũ giao lại công việc, quan đương niên mới tiếp nhận. Theo tục lệ dân gian, lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước, sau đó mới đến lễ cúng giao thừa trong nhà.