Là quốc gia đầu tiên chế tạo vũ khí hạt nhân và đã từng đem bom hạt nhân đi thả “xứ người”, Mỹ cũng không ít lần “thót tim” với loại đồ chơi nguy hiểm này.
Trong lịch sử chế tạo vũ khí hạt nhân từ những năm Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ đã trải qua trên dưới 5 lần suýt nữa đánh bom chính mình do những tai nạn vô tình và hy hữu.
Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được Mỹ chế tạo cùng với sự giúp đỡ của Anh Quốc trong Thế chiến thứ 2, đó là một phần của dự án Manhattan tối mật. Lúc đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là sự lo sợ Đức Quốc xã có thể chế tạo và sử dụng trước quân đội đồng minh. Nhưng cuối cùng thì hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lại là nơi chịu đựng sức tàn phá của những quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945.
Liên Xô chế tạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1949. Cả Mỹ và Liên Xô đều phát triển vũ khí hạt nhân nhiệt hạch vào những năm giữa của thập niên 1950. Việc phát minh ra các tên lửa hoạt động ổn định vào những năm 1960 đã làm cho khả năng mang các vũ khí hạt nhân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một thời gian ngắn trở thành hiện thực.
Vũ khí hạt nhân đơn giản là lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi là phân rã hạt nhân). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào một khối lượng tới hạn, trong đó khởi phát một phản ứng dây chuyền và phản ứng đó gia tăng theo tốc độ của hàm mũ, giải thoát một năng lượng khổng lồ. Quá trình này được thực hiện bằng cách bắn một mẫu vật liệu chưa tới hạn này vào một mẫu vật liệu chưa tới hạn khác để tạo ra một trạng thái gọi là siêu tới hạn.
Mỹ từng "thót tim" với những lần bom hạt nhân nổ hụt.
Theo Tuệ Minh (tổng hợp)/ Người đưa tin