Khi mà số lượng chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS ngày càng tăng lên ở khu vực láng giềng Afghanistan, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chuyến hướng sang cựu thù - Taliban - để chia sẻ thông tin tình báo.
CNN đưa tin một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, cho biết liên hệ giữa Moscow và Taliban ở Afghanistan chỉ liên quan tới chia sẻ tin tình báo và các thông tin được trao đổi liên quan đến cuộc chiến chống IS.
Tại sao ông Putin lại đặt mình vào vị trí nguy hiểm khi hợp tác với Taliban? Trường hợp này là bắt tay với kẻ thù của kẻ thù.
Hồi tháng trước, một chỉ huy của Mỹ nói trước Quốc hội rằng IS đã gia tăng quân số tại Afghanistan trong những tháng gần đây, khoảng 3.000 chiến binh đang có mặt tại đó.
Ông Putin từ lâu đã lo lắng về hàng ngàn chiến binh thánh chiến đế từ khi vực Caucusus của Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ sẽ cùng chiến đấu với IS tại Syria.
Ông có thể sẽ cố gắng để cắt đứt đường dẫn tiến sát quê nhà của các chiến binh, đó là ở Afghanistan, một chuyên gia nói với CNN.
"Mối quan hệ giữa IS và cuộc nổi dậy tại bắc Caucusus, thực tế là những người đến từ bắc Caucusus đang chiến đấu tại Syria - có thể không nhiều như chính phủ Nga nói nhưng chắc chắn là một số lượng đáng kể, trong đó có cả những kẻ đóng vai trò lãnh đạo - nghĩa là Nga không coi IS và nhiều nhóm Hồi giáo khác là mối đe dọa cụ thể, Taliban thì không như vậy", Olga Oliker đến từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington nói. "Vì thế, người Nga nghĩ rằng họ (Taliban) không bằng những mối đe dọa sẵn có".
Chuyên gia phân tích quân sự của CNN, Trung tướng Mark Hertling đã dẫn ra một bản đồ cho thấy tình hình hiên nay. Afghanistan nằm giáp phía bắc của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan. Kazakhstan nằm giữa các nước này và Nga.
"Nga và ông Putin rất quan ngại về sự qua lại của bọn khủng bố, quân nổi dậy và người Hồi giáo giữa biên giới các bên", ông Hertling nói.
Tổng thống Nga Putin quyết định hợp tác với Taliban để chia sẻ tin tình báo về IS. Ảnh: CNN |
Việc hợp tác với Taliban cho thấy một số nguy cơ mà ông Putin phải đối mặt.
Các nhà phân tích nói rằng tất cả điều này là sự thể hiện sức mạnh và sự hợp lý của ông Putin.
"Ông ấy muốn trở lại những năm 1970 khi Liên Xô và Mỹ ngang hàng nhau như những nhà lãnh đạo địa chính trị, như những đối thủ trong Chiến tranh Lạnh nhưng họ vẫn ngồi xuống cùng nhau và thực hiện các thỏa thuận", ông Matthew Rojansky đến từ Trung tâm Woodrow Wilson nói.
Cựu quan chức chống khủng bố của CIA Philip Mudd đã gọi động thái này của ông Putin là một "cú chộp quyền lực khá nghiêm trọng". Ông ấy đang tìm cách tăng cường các mối quan hệ với những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
"Những gì ông Putin đang làm là muốn nói với các nước ấy rằng: "Tôi sẽ hợp tác với Taliban để đảm bảo rằng chúng tôi có một thỏa thuận để thu thập thông tin tình báo về IS trước khi chúng đi qua biên giới", ông Mudd nói. ""Khi tôi thu thập được những tin tình báo đó, tôi sẽ báo cho anh". Đây là sự khôi phục mạnh mẽ các mối quan hệ và củng cố niềm tin với các nước cộng hòa Trung Á, cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chiến chống IS tại Afghanistan".
Sự nổi lên của IS ở Afghanistan không khỉ là mối lo lớn đối với Nga mà còn với Mỹ. Bạo lực tràn lan tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này, một cuộc nổi dậy có liên quan tới Taliban. Nhưng al-Qaeda (nhóm khủng bố từng do Osama bin Laden dẫn đầu, đã gọi Afghanistan là quê nhà trước vụ khủng bố 11/9/2001) vẫn còn là mối đe dọa.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với CNN khi được hỏi về thỏa thuận Nga - Taliban: "Nga và các nhân tố khu vực khác đều có chung lợi ích khi hỗ trợ an ninh liên tục và tăng cường ổn định của Afghanistan. Chúng tôi hy vọng rằng mình có thể tiếp tục tìm ra những cách để hợp tác với Nga nhằm thúc đẩy an ninh và sự ổn định của Afghanistan".
Một quan chức khác của Mỹ nói với CNN rằng Washington không coi đây là phá hoại sự ổn định của những gì họ đạt được khi hợp tác với chính phủ Afghanistan. Nhưng, theo vị quan chức này, điều bất ổn chính là bất cứ sự hợp tác nào với Taliban cũng có thể khiến nhóm này được hợp pháp hóa với sự công nhận quốc tế.
Moscow đã nói với truyền thông Nga về việc nước này hỗ trợ vũ khí cho các chiến binh tại Afghanistan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Zakharova cho biết chỉ những vũ khí này chỉ được chuyển trực tiếp tới chính phủ Afghanista trên cơ sở thương mại và sẽ không liên quan tới Taliban bởi các lệnh trừng phạt chống lại nhóm này. Nga "nghiên chỉnh chấp hành các lệnh trừng phạt của chế độ chống lại Taliban", bà nói.
Bảo Linh (theo CNN)