Những cuộc tấn công tàn bạo, ngang ngược và coi thường sinh mạng của Nhà nước Hồi giáo IS đã biến nói trở thành kẻ thủ số 1, khiến phương Tây thề sẽ làm tất cả để đánh bại tổ chức này.
Nhưng trong khi các nước đồng minh phương Tây đã gia tăng các chiến dịch quân sự của mình để chống lại nhóm khủng bố này thì những nước láng giềng Ả Rập, vốn có thể loại bỏ chúng dễ dàng hơn, dường như đang làm giảm các nỗ lực của họ.
Trong những tuần gần đây, Anh và Pháp gia tăng không kích, Mỹ cũng tiết lộ đã gửi Lực lượng đặc biệt tới để loại trừ các phần tử nổi dậy.
Mặt khác, các nước như Saudi Arabia và UAE mới chỉ thực hiện một sứ mệnh kéo dài một tháng để chống lại các mục tiêu của IS trong khi Bahrain và Jordan đã hoàn toàn dừng lại, theo CNN.
Tuy nhiên, trong tuần này, các nước Ả Rập cuối cùng cũng gặp nhau để thảo luận sau khi Saudi Arabia tuyên bố thành lập liên Minh Quân sự gồm 34 nước Hồi giáo để chiến đấu chống khủng bố.
Bộ trưởng Quốc phòng Saudi, Mohammad bin Salman Al Saud nói rằng liên minh này không chỉ đối đầu với IS mà còn chống lại "bất cứ nhóm khủng bố nào ở phía trước chúng ta".
Một trung tâm hoạt động chung sẽ được thiết lập tại thủ đô Riyadh của Saudi và sẽ hợp tác với các cơ quan quốc tế khác để chiến đấu chống khủng bố.
Nhưng tất cả chi tiết chỉ có vậy.
Và theo Bob Bowker, giáo sư trợ giảng tại Trung tâm Nhiên cứu Hồi giáo và Ả Rập thuộc ĐH Quốc gia Australia, đó là tất cả những gì chúng ta có thể nhận được.
Ông Bowker là một nhà cựu ngoại giao từng là đại sứ Australia tại Ai Cập (1989-1992) và Jordan (2005-2008).
Ông nói với tờ news.com.au rằng ông không tin liên minh mới này sẽ tấn công IS mạnh mẽ.
"Đó là một nỗ lực cơ bản để chứng minh rằng Saudi có quan tâm, để huy động sự hỗ trợ từ phe chống khủng bố", ông giải thích. "Saudi Arabia đang tiếp nhận sự kết thúc của chủ nghĩa khủng bố nhưng dường như đang kiểm soát nó tốt hơn so với hầu hết các bên khác".
"Nhưng liên minh thực sự không dẫn tới bất cứ điều gì hoặc có ý nghĩa hoạt động đặc biệt khi mà chi tiết vẫn chưa được làm rõ".
"Đây chỉ đơn giản là một lời mời gửi tới các nước, chìa tay ra và nói "vâng, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ chiến đấu chống khủng bố về mặt nguyên tắc". Đúng không mọi người?
"Viễn cảnh về bất cứ hoạt động quân sự có ý nghĩa nào của liên minh 34 nước Hồi giáo là còn khá xa".
Các chiến binh IS tại Syria. Ảnh: AP |
Tại sao các nước Ả Rập không làm nhiều hơn để ngăn IS?
Đó không phải là một câu hỏi dễ trả lời.
Nhưng ông Bowker nói rằng vấn đề cơ bản ở đây là Iran.
"Thực tế là IS có ít vấn đề trong khu vực hơn so với viễn cảnh tình hình Iran", ông giải thích.
"Mối quan tâm cơ bản về tương lai tình hình an ninh khu vực đó là họ (Saudi Arabia, Iraq, Jordan, UAE) coi Iran đang theo đuổi quyền bá chủ tại vùng Vịnh Ba Tư và duy trì tính ưu việt tại Iraq, Syria và Lebanon".
" Saudi và UAE đang hỗ trợ vật lực cho các phần tử thánh chiến ở Syria để họ theo đuổi mong muốn lật đổ chế độ Syria".
"Mối quan ngại của họ về IS, một mối quan ngại thực sự sẽ bị gạt lại đằng sau cho tới khi họ giảm được mối đe dọa của Iran bằng cách loại bỏ được vai trò quan trọng của họ ở khu vực và bằng cách loại bỏ chế độ Assad tại Syria, điều này khiến IS sẽ không lật đổ được chính quyền tại Baghdad".
Ông Bowker, người đã viết nhiều cuốn sách về những căng thẳng ở Ai Cập và Trung Đông cũng nói rằng Saudi Arabia, Iran và các nước Ả Rập xung quanh khác còn quan ngại hơn về tình hình tại Yemen.
Ông giải thích rằng Yemen - nằm ở trung tâm cuộc nội chiến, có vị trí địa lý đặt ra mối đe dọa lớn hơn Syria.
Đầu năm nay, lực lượng phiến quân Houthi đã cố gắng lật đổ chính phủ Yemen nhưng không lấy được quyền kiểm soát thủ đô Aden sau khi Saudi Arabia tung ra các cuộc không kích lớn (với sự giúp đỡ của Mỹ) để ngăn họ tiếp quản.
Ông Bowker nói rằng phiến quân Houthi, người Hồi giáo dòng Shia như Iran, được xem là mối đe dọa đối với người Saudi Arabia dòng Sunni.
"Hình hình Yemen là một bức tranh hơi khác biệt. Người Saudi và UAE đang phải vật lộn ở đây bởi một lần nữa họ thấy họ nhận ra người Iran mới là kẻ hưởng lợi chính từ cuộc nổi dậy của Houthi ở Yemen. Vì vậy, về cơ bản, họ đang tiến hành chiến dịch ném bom khủng khiếp này để phá hủy cơ sở hạ tầng của Yemen hơn là thấy Houthi thiếp lập kiểm soát liên tục ở khắp Yemen.
"Ở thời điểm hiện tại, yếu tố Houthi cũng đặt ra mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Saudi (do biên giới giáp Yemen) hơn IS, vốn không hiện diện đáng kể ở cả biên giới Saudi lẫn Jordan".
Chắc chắn họ có thể loại bỏ IS?
Cựu điệp viên Australia Warren Reed nói rằng các nước Ả Rập có thể làm điều này.
Anh nói với tờ news.com.au rằng có nhiều lý do mâu thuẫn giải thích tại sao các nước này lại không làm vậy.
"Có những nước trong khu vực không muốn tham gia bởi họ không muốn đổ máu, tiêu hao tiền của và họ thường nghĩ là Mỹ và các đồng minh sẽ tới, làm thay họ những việc dơ bẩn này. Và chắc chắn có một số nước muốn thấy IS phát triển mạnh, miễn là chúng không tới lãnh thổ của họ".
"Một số nước đang tài trợ cho IS vì thế tình trạng thực sự hỗn loạn. Đây thực sự là một mớ hỗn độn".
Bạn không thể chỉ nhìn và nói rằng đất nước này đang hậu thuẫn bên này, nước kia đang hậu thuẫn bên kia và chúng ta có 2 phe. Mọi chuyện không phải như vậy".
Ông Reed, một nhà phân tích an ninh cấp cao từng được MI6 huấn luyện và là điệp viên của Cơ quan Mật vụ Australia trong 10 năm tại Trung Đông và châu Á nói với news.com.au rằng: trong khi các quốc gia Ả Rập có thể không phát động chiến dịch tấn công quân sự lớn tại Syria và Iraq, chắc chắn họ đã có hoạt động tình báo ở đây.
"Iran và Saudi Arabia đang làm nền cho mọi thứ đang diễn ra", ông Reed nói.
"Nếu bạn nhìn thấy 2 nước lớn mà bạn biết tới trước tiên nhờ vào các tin tình báo trong khu vực, thì dù họ có tham gia vào các hoạt động ở đây hay không, chắc chắn họ cũng đứng sau".
"Hiện nay, Iran gần như chắc chắn là nơi tốt hơn hết (để loại bỏ IS). Đây không những là các loại nhóm quân sự mà còn là lực lượng dân quân kết nối với tất cả các nhóm này, đặc biệt là ở khu vực mà chúng ta đang nói tới".
Theo ông Reed, nguồn tin tình báo của Iran và dân quân đang phủ khắp khu vực này sẽ nổi bật và có có lẽ rất đáng sợ nếu chúng ta biết mức độ thực sự của nó.
"Tôi nghĩ cuối cùng, Saudi Arabia, không có sự giúp đỡ của bên ngoài, không thể giành chiến thắng so với người Iran".
IS có thể bị đánh bại như thế nào?
Ông Bowker nói rằng nếu không có bộ binh thì triển vọng không cao.
"Mỗi một nước phương Tây tham gia vào chiến dịch tại Syria và Iraq biết rằng không lực sẽ không thể đánh bại được IS. Nhóm khủng bố này sẽ chỉ bị tiêu diệt bởi bộ binh".
Có lẽ sẽ không có gì thay đổi nhưng dù là một nước Ả Rập hay một nước Hồi giáo đối đầu với IS thì tất cả chúng ta đều chào đón thất bại của nhóm.
"Nhưng điều này sẽ không xảy ra. Các nước Ả Rập sẽ không đưa quân tới Syria", ông Bowker nói.
Bảo Linh (theo Herald Sun)