Hoàng đế Akihito của Nhật Bản, người đã dành nhiều thời gian của mình trên ngai vàng cố gắng để hàn gắn vết thương chiến tranh thế giới thứ hai, dự định thoái vị trong thời gian một vài năm tới, đây sẽ là một bước đi chưa từng có trong xã hội Nhật Bản hiện đại.
Nhật Hoàng Akihito. Ảnh: Guardian |
Vị vua 82 tuổi, người đã gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, phải phẫu thuật tim và được điều trị ung thư tuyến tiền liệt trong những năm gần đây, đã bày tỏ ý định của mình cho Cơ quan Hoàng gia, NHK cho biết.
Tuy nhiên chưa có thông tin chính thức về lý do cụ thể mà Nhật Hoàng Akihito thoái vị và các quan chức tại cơ quan Hoàng Gia cũng chưa đưa ra bình luận nào sau thông tin trên.
Hãng tin Kyodo, trích dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết, Akihito đã bày tỏ ý định thoái vị của mình cho mọi người xung quanh từ khoảng một năm nay, mặc dù trong một báo cáo riêng biệt khác của Kyodo dẫn lời một quan chức cấp cao của Cơ quan Hoàng gia phủ nhận thông tin trên.
Akihito đã bắt đầu bàn giao các công việc, nhiệm vụ cho người thừa kế của mình, Thái tử Naruhito, 56 tuổi.
Sinh năm 1933, Akihito là người thừa kế của Hoàng đế Hirohito, người đã lãnh đạo Nhật Bản chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Giọng nói nhẹ nhàng, ôn tồn của Akihito trong lễ kỷ niệm đánh dấu lần thứ 70 ngày chiến tranh kết thúc vào năm ngoái với một biểu hiện "hối hận sâu sắc" , đó như là một nỗ lực để củng cố di sản của chủ nghĩa hòa bình đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa dân tộc bảo thủ Nhật Bản.
"Nhìn lại quá khứ, cùng với sự hối hận sâu sắc về chiến tranh, tôi cầu nguyện rằng bi kịch của chiến tranh sẽ không được lặp lại và cùng với những người có mặt ở đây, tôi bày tỏ lời chia buồn sâu sắc tới những người đã ngã xuống trong trận chiến và sự tàn phá của chiến tranh" ông nói.
Trong khi cha Akihito, Nhật hoàng Hirohito là một nhân vật gây nhiều tranh cãi , Akihito "là vị hoàng đế đầu tiên sau chiến tranh ủng hộ một hiến pháp hòa bình và coi vai trò của mình như là một biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc ", ông Koichi Nakano, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sophia ở Tokyo cho biết.
"Ông ấy rất quan tâm tới các vấn đề về chiến tranh và hòa giải (với các nước Châu Á). Naruhito cũng đã nói rõ rằng ông sẽ tiếp tục điều đó ", Nakano nói thêm.
Akihito đã tìm cách để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Nhật Bản với thế giới qua các chuyến công du nước ngoài. Năm 1992, ông trở thành vị vua đầu tiên của Nhật trong lịch sử hiện đại tới thăm Trung Quốc, nơi những ký ức cay đắng từ cuộc xâm lược quân sự của Nhật Bản trong thế chiến thứ hai vẫn hằn sâu.
Hoàng đế Kokaku, người đã từ bỏ ngai vàng vào năm 1817, là hoàng đế cuối cùng của Nhật Bản phải thoái vị, NHK cho biết.
Miiko Kodama, một giáo sư danh dự tại Đại học Musashi, cho biết Luật Hoàng gia sẽ cần phải được sửa đổi để cho phép Akihito thoái vị, một quá trình có thể mất thời gian và gây tranh luận tại Quốc hội.
Akihito là thành viên hoàng gia đầu tiên kết hôn với một người bình thường, Michiko Shoda, con gái của một nhà công nghiệp giàu có. Theo hiến pháp Nhật do Mỹ soạn thảo thời hậu chiến, hoàng đế của Nhật Bản là "biểu tượng của nhà nước và của sự hiệp nhất của con người", không có quyền lực chính trị.
Nỗ lực Akihito để đưa các gia đình hoàng gia gần gũi hơn với xã hội, nếu không rất có thể trong thực tế, Hoàng Gia Nhật Bản sẽ biến thành một bức tranh về "tầng lớp trung lưu chế độ quân chủ". Những cố gắng của Akihito đã giúp bảo vệ Hoàng Gia nước này khỏi những lời chỉ trích khắc nghiệt bị của quốc tế do những gì từng xảy ra trong thế chiến thứ hai.
Quý Vũ (Guardian)