Nhật Bản hôm 21/6 đã lần đầu tiên đưa máy bay P3-C của Lực lượng phòng vệ biển tới thành phố thuộc đảo Palawan của Philippines ở Biển Đông nhằm tham gia cuộc diễn tập chung.
Theo tin tức trên Kyodo News, chiếc P3-C đưa khoảng 20 thành viên thuộc MSDF đóng tại căn cứ không quân Kanoya đến thành phố Puerto Princesa của Philippines.
Từ ngày 23/6 tới, các binh sĩ Philippines sẽ lên máy bay này để thực hiện chuyến bay trên các vùng biển quốc tế ở Biển Đông.
Theo Kyodo, cuộc diễn tập lần này nhằm mục đích nhân đạo, tập trung vào cải thiện năng lực tìm kiếm và cứu trợ trên biển khi có thảm họa.
Đô đốc Tomohisa Takei, Tư lệnh MSDF nhấn mạnh, cuộc diễn tập không bao gồm hoạt động cảnh báo và giám sát.
P3-C là loại máy bay tuần thám được trang bị các cảm biến cực nhạy, có khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương hoạt động trong lòng biển. |
Cuộc diễn tập được xem là cơ hội thể hiện sự hợp tác giữa Tokyo và Manila trong bối cảnh Trung Quốc đang thúc đẩy việc cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đá ở Biển Đông.
P3-C là loại máy bay tuần thám được trang bị các cảm biến cực nhạy, có khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương hoạt động trong lòng biển, nhất là những tàu ngầm bị coi là có độ ồn cao như tàu ngầm của Trung Quốc. P3-C đã được đưa vào sử dụng trong hàng chục năm nay và hiện vẫn là một trong những loại máy bay săn ngầm hiệu quả nhất trên thế giới.
Trước đó, hồi đầu tháng, Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất trí thảo luận về hiệp ước chuyển giao thiết bị và kỹ thuật quốc phòng liên quan đến cứu trợ thảm họa và an ninh hàng hải.
Cùng với cuộc diễn tập với Nhật, Philippines hôm nay (22/6) dự kiến thực hiện diễn tập hải quân chung với Mỹ ở đông Palawan.
Một chiếc trực thăng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản bay trên tàu bảo vệ bờ biển Philippines. |
Dù không thuộc bên nào trong tranh chấp Biển Đông, song cả Mỹ và Nhật Bản đều bày tỏ quan ngại Trung Quốc sẽ thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng vũ lực.
Hôm 16/6, Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn thành việc cải tạo các đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời công bố hàng loạt danh mục các cơ sở hạ tầng sắp xây dựng. Việt Nam nhiều lần phản đối Trung Quốc vi phạm các thỏa thuận chung và yêu cầu dừng ngay các hoạt động phi pháp này.
Phía Mỹ cũng lên tiếng cho rằng, động thái ngừng cải tạo trên Biển Đông không chứng minh Trung Quốc muốn xuống thang căng thẳng trong khu vực, đồng thời bày tỏ quan ngại Bắc Kinh sẽ xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo.
Xem thêm video chiến đấu cơ Nga áp sát tàu chiến Mỹ trên biển Baltic:
[mecloud]nDaip1eWXv[/mecloud]
Yên Yên (Kyodo News)