Tin mới

Lộ diện máy bay "sát thủ săn ngầm" mà Mỹ muốn bán cho Việt Nam

Thứ sáu, 12/09/2014, 19:00 (GMT+7)

Theo nhận định của giới chuyên gia, việc sở hữu "sát thủ săn ngầm" P-3 Orion do Mỹ sản xuất sẽ đưa Việt Nam thay thế Thái Lan, trở thành nước có loại máy bay tuần tra hải quân mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.>>Nhật Bản “trình làng” máy bay săn tàu ngầm>>Mỹ dùng máy bay săn ngầm P-3 có thể biến Trung Quốc thành kẻ "mù loà"

Theo nhận định của giới chuyên gia, việc sở hữu "sát thủ săn ngầm" P-3 Orion do Mỹ sản xuất sẽ đưa Việt Nam thay thế Thái Lan, trở thành nước có loại máy bay tuần tra hải quân mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Tạp chí Jane’s Defence mới đây đã công bố hình ảnh của chiếc P-3 Orion do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.  Trước đó, quan chức cấp cao của Mỹ đã xác nhận Washington muốn bán cho Việt Nam loại máy bay săn tàu ngầm hiện đại bậc nhất này.

Phát biểu tại triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2013) tại Brazil, Giám đốc chương trình tuần tra biển Clay Fearnow cho hay, Hải quân Việt Nam từng bày tỏ quan tâm tới máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion dư thừa (Mỹ không dùng tới) để bảo vệ đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2. 

“Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thương vụ này phát triển tốt”, ông Fearnow nói. 

Hải quân Việt Nam rất quan tâm tới máy bay tuần tra hải quân P-3 do Mỹ sản xuất

Theo ông Fearnow, Tập đoàn Lockheed Martin muốn giới thiệu cho Việt Nam lựa chọn biến thể mới nhất P-3C Orion. Vì chúng tiên tiến hơn và có số giờ bay thấp hơn. 

Máy bay tuần tra hải quân P-3C do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm. Đây được xem là một trong những “sát thủ chống tàu ngầm” hàng đầu thế giới hiện nay. 

Tuy nhiên, theo ông Fearnow, những chiếc P-3C bán cho Việt Nam là trường hợp đầu tiên không bao gồm vũ khí, được trang bị hệ thống trinh sát biển giống như cảm biến hồng ngoại nhìn trước và hệ thống khác. Trong ảnh là buồng lái chiếc P-3C Orin của Mỹ. 

Như vậy, những chiếc bán P-3C mà Lockheed Martin muốn bán cho Việt Nam có thể chỉ giữ lại các hệ thống trinh sát biển. 

Dù vậy, ông Fearnow cũng lưu ý rằng, nếu mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp thì các hệ thống vũ khí có thể được cung cấp sau này. 

Hãng Lockheed Martin từ lâu đã là đối tác cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng cho Việt Nam. Nếu sự việc trên tiến triển tốt, Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan, trở thành quốc gia có “sát thủ săn ngầm” P-3 Orion mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm. 

Hệ thống vũ khí của P-3C Orion “thừa khả năng” diệt nhiều tàu ngầm và kể cả chiến hạm nổi. 

P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng. 

P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Biến thể hiện đại nhất của loại máy bay này là P-3C được bàn giao cho Hải quân Mỹ từ 1969 và đã được nâng cấp nhiều lần. P-3 Orion có khả năng mang nhiều loại vũ khí dành cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau cả trên biển và trên bộ với tổng khối lượng 9 tấn như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa đối đất AGM-65F Maverick, ngư lôi Mk-46, Mk-50, Mk-54.

Một phi đội tiêu chuẩn vận hành máy bay P-3C Orion có 11 người, bao gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung. 

Với nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, P-3C được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát hiện đại như sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường (MAD)... Các thông tin thu thập được sẽ được chuyển đến máy tính trung tâm, từ đó sẽ phân tích, lưu trữ, gửi đến các cấp chỉ huy hay vận hành tự động các vũ khí trên máy bay.

Hiện nay, có 15 quốc gia đang sử dụng máy bay tuần tra săn ngầm dòng P-3 (tính đến cuối năm 2001) trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc (8 chiếc P-3C), Na Uy (4 chiếc P-3C), Hà Lan, Tây Ban Nha (2 chiếc P-3A, 5 chiếc P-3B), New Zealand (6 chiếc P-3K), Australia (18 máy bay P-3C) và Canada (18 chiếc P-3C)… 

Yên Yên (Tổng hợp)

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news