Ngày hôm nay, 18/9, Scotland sẽ bỏ phiếu để quyết định tương lai của mình. Cuộc bỏ phiếu có thể sẽ chấm dứt mối lương duyên kéo dài 307 năm giữa Scotland với Anh, xứ Wales (tạo thành Liên hiệp Anh). Scotland sắp bước ra thế giới trong vai trò một quốc gia độc lập với 5,3 triệu dân.
Khi chiến dịch bắt đầu, dường như đó là một viễn cảnh xa vời. Nhưng hầu hết các cuộc thăm dò gần đây cho thấy rất những gì mà nhiều người Anh nghĩ rằng không thể lại có thể sắp xảy ra – và Vương quốc Anh, như chúng ta biết có thể sắp bị xé ra từng mảnh.
Dưới đây là những gì bạn nên biết về cuộc trưng cầu mang tính bước ngoặt này.
Scotland bỏ phiếu làm gì và tại sao?
Cử tri sẽ chỉ cần trả lời “CÓ” hay “KHÔNG” cho câu hỏi: “Scotland có nên trở thành một quốc gia độc lập?” .
Chính phủ Scotland do Đảng Quốc gia Scotland dẫn đầu cho biết đây là “cơ hội ngàn năm có một” để người Scotland quyết định những gì ảnh hưởng đến họ nhất. Một phiếu “CÓ” nghĩa là “tương lai của Scotland sẽ nằm trong tay người Scotland” và cuộc sống của họ sẽ tốt hơn, công bằng hơn.
Thủ tướng Anh David Cameron vẫn muốn Scotland làm một phần của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Ông nói rằng đó là một quyết định đơn độc cho người Scotland nhưng phần còn lại của Vương quốc Anh sẽ vấn đảm bảo an ninh và sức mạnh cho họ. Ông cảnh báo: “Sẽ không có chuyện quay trở lại” nếu họ quyết định tách ra.
Bởi Vương quốc Anh không có hiến pháp bằng văn bản, không thiết lập luật pháp để quản lý quá trình này vì vậy đây thực sự là nước đi chưa từng có.
Tại sao điều này quan trọng với thế giới?
Những câu hỏi về tương lai của Scotland tác động đến các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Những lo lắng về sự tan rã của Vương quốc Anh có thể làm suy yếu vị thế của London-kinh đô tài chính quốc tế.
Tháng trước, 130 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã công bố một bức thư ngỏ cảnh báo ảnh hưởng của vấn đề này tới tiền tệ, quy định, thuế, tiền trợ cấp, thành viên EU và hỗ trợ cho xuất khẩu của Scotland. Một ngày sau đó, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp khác đã ký thư ngỏ ủng hộ Scotland độc lập.
Ngày 15/9, đồng bảng Anh đã suy giảm nhanh chóng sau cuộc thăm dò đầu tiên cho thấy những người bỏ phiếu “CÓ” đang dẫn đầu. Điều này phản ánh không chắc về tác động của cuộc trưng cầu dân ý và làm tăng nguy cơ một “cuộc ly hôn hỗn độn”.
Khả năng phòng thủ của Vương quốc Anh có thể cũng bị ảnh hưởng. Chính phủ Scotland cho biết họ muốn loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi Scotland càng sớm càng tốt – cụ thể, hạm đội tàu ngầm hạt nhân Tridend của Vương quốc Anh hiện đang đặt tại Faslane. Chính phủ Scotland nói rằng “Đó là vị thế vững chắc của chúng tôi. Một Scotland độc lập không nên lưu trữ vũ khí hạt nhân và chúng tôi sẽ chỉ gia nhập NATO trên cơ sở đó”.
Scotland sẽ phải đàm phán về việc gia nhập NATO và EU nếu bỏ phiếu độc lập. Các nhà lãnh đạo EU đã phát ra tín hiệu cho thấy họ sẽ đưa ra đường lối cứng rắn và yêu cầu Scotland áp dụng nếu muốn gia nhập giống như những quốc gia độc lập khác. Tuy nhiên, chiến dịch tách khỏi Anh này có thể thành công dễ dàng thông qua việc sửa đổi hiệp ước hiện hành.
Nếu Scotland lựa chọn tách khỏi Anh, đó sẽ là ý tưởng để nhiều quốc gia khác học tập. Các cuộc tranh luận đang được các phong trào độc tại tỉnh Catalonia của Tây Ban Nha, Quebec – Canada, đảo Mediterranean của Corsica – Pháp theo dõi chặt chẽ. Nếu Scotland bỏ phiếu rời đi, Thủ tướng Anh sẽ phải chịu áp lực từ chức mặc dù ông đã nói với phương tiện truyền thông Anh một cách “dứt khoát” rằng mình sẽ không làm như vậy. Nghị viện Anh đã hứa sẽ trao thêm quyền hạn cho Scotland nếu chọn ở lại Liên hiệp Anh.
Ai có thể bỏ phiếu?
Nhờ có đạo luật mở rộng tuổi bầu cử năm ngoái từ 17 xuống 16 tuổi, hầu hết những người sống tại Scotland từ 16 tuổi trở lên đều có thể bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý này.
Điều này có nghĩa là những công dân ở Anh hoặc xứ Wales cư trú tại Scotland cũng có thể tham gia. Nhưng những người Scotland đang sinh sống tại nơi khác trên Vương quốc Anh hoặc ở nước ngoài sẽ không có quyền bỏ phiếu.
Nó cũng có nghĩa là các cư dân của Anh, xứ Wales và Bắc Ireland không được lên tiếng với sự thay đổi lịch sử này.
Lịch sử đằng sau cuộc bỏ phiếu là gì?
Người dân Scotland ủng hộ tách khỏi Anh
Scotland từ lâu đã có mối quan hệ không mấy hòa hảo với những người hàng xóm đông dân hơn của mình. Năm 1707, Scotland gia nhập vương quốc cùng với Anh và xứ Wales nhưng nhiều người Scotland không mấy hài lòng khi phải nằm dưới ách của những đối thủ lâu đời ở biên giới phía nam.
Từ năm 1999, Scotland đã có một chính phủ ủy quyền do Quốc hội Scotland tại Holyrood, Edinburgh thành lập, điều đó có ý nghĩa rất nhiều, nhưng không phải tất cả.Vào tháng 5/2011, Đảng Quốc gia Scotland tham gia tranh cử với lời hứa sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu để thành lập quốc gia độc lập. Cuối cùng, Đảng này đã giành chiến thắng gây ra nhiều ngạc nhiên.
Trong tháng 10/2012, Vương quốc Anh và chính phủ Scotland đồng ý tổ chức trưng cầu dân ý và câu hỏi được đưa ra cho các cử tri đã được thống nhất hồi đầu năm ngoái.
Giáo sư lịch sử Scotland tại ĐH Glasgow, ông Dauvit Broun nói rằngđộng lực cho cuộc bỏ phiếu này chính là khoảng cách ngày càng lớn giữa các Chính sách mà chính phủ của ông Cameron đang theo đuổi kể từ năm 2010 và những gì mà người Scotland muốn.
Rất nhiều người Scotland phản đối mạnh mẽ các nỗ lực cải cách của chính phủ Vương quốc Anh hiện tại – hoặc trong mắt họ, nhà nước hiện tại không do họ bầu ra.
“Kể từ thời bà Margaret Thatcher, sự chia rẽ ngày càng tăng, và có cảm giác những gì mà người người Scotland cùng hướng đến ngày càng khác biệt với nước Anh”, ông Broun nói.
Nhìn lại xa hơn, Scotland và Anh đều từng là một phần của Đế quốc Anh. Sự sụp đổ của nhà thờ Presbyterian – nơi truyền bản sắc và cảm giác tự trị Scotland, cũng đóng vai trò thúc đẩy khao khát độc lập.
Ai là nhân vật chính?
Bộ trưởng đầu tiên của Scotland, Alex Salmond là nhà lãnh đạo sôi nổi nhất của chiến dịch ủng hộ độc lập. Nghị sĩ đảng Lao động, Alistair Darling, người đại diện cho các cử tri tại Edinburgh, đứng đầu chiến dịch ủng hộ ở lại cùng Liên hiệp sẽ tốt hơn.
Cặp đôi này đã tham gia vào 2 cuộc tranh luận trên truyền hình. Lần đầu tiên, Darling giành lợi thế nhưng lần thứ hai, Salmond được đánh giá tốt hơn.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Scotland ở lại Liên hiệp Anh.
Không chỉ các chính trị gia Anh đang tham gia. Ca sĩ David Bowie, trong lễ trao giải Brit Awards cũng đã chấp nhận bài phát biểu của siêu mẫu Kate Moss với lời cầu khẩn: “Scotland, hãy ở lại với chúng tôi”.
Cựu huấn luyện viên CLB Manchester United, sir Alex Ferguson cũng phản đối việc chia rẽ và ủng hộ chiến dịch “Ở lại cùng nhau sẽ tốt hơn”. “800.000 người Scotland, giống như tôi, sống và làm việc tại những nơi khác trên Vương quốc Anh. Chúng ta không sống ở nước ngoài, chúng ta chỉ là sống ở vùng khác của gia đình Anh quốc”, ông nói.
Tác giả của Harry Potter, JK Rowling, hiện đang sống ở Scotland cũng có những đóng góp khổng lồ vào chiến dịch “Ở lại cùng nhau sẽ tốt hơn”. Ngôi sao của ban nhạc Beatles, Paul McCartney đã ký vào tâm thư kêu gọi cử tri Scotland gắn bó với nước Anh.
Chiến dịch nói “CÓ” cũng có những người ủng hộ nổi tiếng như cựu ngôi sao đóng James Bond – Sean Connery, diễn viên Brian Cox và diễn viên hài Frankie Boyle.
Nam diễn viên Alan Cumming đã phát động một chiến dịch trên Twitter với lời kêu gọi: “Những gì đang xảy ra tại Scotland là sự kích thức cực độ của chính quyền và cuộc tranh luận xã hội sẽ thay đổi số phận của chúng ta mãi mãi. Hãy kiểm tra nó thật kỹ!”, anh đã viết vậy khi cuộc bỏ phiếu đến gần.
Ngay cả Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng có hành động. Ông thừa nhận đó là quyết định của người dân Scotland nhưng nói thêm: “Chúng tôi rõ ràng là quan tâm sâu sắc tới việc đảm bảo rằng một trong những đồng minh thân cận của chúng tôi sẽ luôn mạnh mẽ, bền vững, thống nhất và là đối tác hiệu quả”
Những vấn đề chính ở đây là gì?
Các câu hỏi về nền kinh tế chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận. Chính phủ Scotland lập luận đất nước sẽ tốt hơn sau khi độc lập, chủ yếu dựa vào việc kiểm soát Doanh thu đến từ những mỏ dầu khí ở Biển Bắc. Việc quản lý ngành công nghiệp năng lượng sẽ tốt hơn, đầu tư thúc đẩy sản xuất và tạo ra một quỹ đầu tư, tương tự như quỹ dầu của Na Uy để làm lợi cho thế hệ tương lai.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý với những đánh giá lạc quan này của chính phủ Scotland. Một báo cáo của Viện nghiên cứu Tài chính công bố hồi tháng 3 cho thấy sự thâm hụt ngân sách của Scotland đã trở nên tồi tệ tương đối so với những nơi còn lại của Vương quốc Anh do giảm doanh thu Biển Bắc và tăng chi tiêu công cho vùng biên giới phía Bắc.
Một vấn đề lớn nữa là Scotland sẽ dùng tiền gì nếu tách ra độc lập.
Một vấn đề lớn là những loại tiền tệ một Scotland độc lập sẽ có. Thủ hiến Alex Salmond đã nói rằng ông muốn Scotland tiếp tục sử dụng đồng bảng Anh trong một liên minh tiền tệ với các vùng còn lại của Vương quốc Anh và họ có quyền làm như vậy.
Nhưng 3 đảng chính ở Westminster – Đảng Bảo thủ của ông Cameron, Đảng Dân chủ tự do và Đảng Lao động đều không đồng ý với lựa chọn này. Chính phủ Scotland nói rằng Westminster đang “bắt nạt” họ.
Chưa rõ điều gì sẽ xảy ra đối với phần nợ mà Scotland phải chịu khi họ không còn là một phần của liên minh tiền tệ nữa.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Scotland độc lập?
Nếu Scotland bất chap kỳ vọng của Westminster và bỏ phiếu “CÓ”, sẽ có một loạt các hoạt động để đảm bảo mọi thứ được đưa ra cho kế hoạch tổ chức ngày độc lập của ông Salmond vòa 24/3/2016.
Sau khi xác nhận chiến thắng, lãnh đạo Scotland sẽ cùng với nhau tạo ra nhóm đàm phán “Team Scotland”. Và ông Cameron, nếu không phải từ chức sau khi để cho Vương quốc Anh tan vỡ sẽ phải hình thành nhóm đàm phán của mình.
Vấn đề đầu tiên được đưa ra đàm phán là liên minh tiền tệ và việc chia sẻ các khoản nợ quốc gia, việc di chuyển hạm đội Trident và thậm chí là việc kiểm soát biên giới. Phía Scotland cho biết họ sự định vẫn đề Scotland là một phần của Vùng du lịch chung, cho phép các công dân Vương quốc Anh, Cộng hòa Ireland, đảo Man và quần đảo Channel được tự do di chuyển.
Ông Cameron đã có động thái nhanh chóng để tránh bất ổn tài chính bằng cách đưa ra câu trả lời cho câu hỏi về tiền tệ. Có khả năng cuộc bầu cử tiếp theo của Anh – dự kiến vào năm 2015 sẽ bị hoãn lại cho tới khi Scotland tách khỏi Liên hiệp Anh.
Chính phủ Scotland sẽ phải khởi động một quá trình để tạo ra một hiến pháp thành văn. Nữ hoàng Elizabeth II vẫn đứng đầu nhà nước.
Một nhà nước Scotland độc lập cũng sẽ phải thương lượng để trở thành thành viên của NATO và Liên minh châu Âu.
Bảo Linh/Người đưa tin (Theo CNN)