Chiếc tiêm kích từng là niềm tự hào của không quân Trung Quốc nhưng lại liên tục gặp nạn đã khiến sức mạnh Không quân của quốc gia này bị đặt câu hỏi.
[mecloud]dsS4wRTLE2[/mecloud]
Theo EMI, gần 2 năm nay, J-10 liên tục xảy ra sự cố, chỉ trong năm 2015 đã xảy ra 3 vụ: Ngày 22/10 khi bay tập vào ban đêm, một chiếc J-10 bị mất động lực vì sự cố động cơ, rơi xuống khu không người, phi công kịp thời nhảy dù thoát nạn; Ngày 22/11, một chiếc J-10 rơi xuống huyện An Cát thuộc tỉnh Chiết Giang, phi công cũng kịp nhảy dù; Ngày 17/12, một chiếc J-10 đã bị nổ phi bay tập, 2 phi công cũng may mắn nhảy dù thoát nạn.
Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc rơi, khói đen cuộn trời ở Thiên Tân |
Vào đêm 11/5/2016, một vụ tai nạn máy bay J-10 đã xảy ra ở thành phố Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, phi công cũng kịp nhảy dù thoát nạn. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhận khiến J-10 hay gặp tai nạn là do loại máy bay tiêm kích này sử dụng động cơ AL-31 do Nga sản xuất trong khi đó, chất lượng của AL-31 bị cho là có nhiều vấn đề.
[mecloud]NuBcuDLEEz[/mecloud]
Hiện nay, phía Trung Quốc vẫn chưa lên tiếng bình luận hay xác nhận về vụ tai nạn ngày 28/9 được truyền thông bên ngoài Trung Quốc Đại lục đưa tin và đang lan truyền trong Cộng đồng mạng nước này.
Gần đây nhất, hôm 12/11, một nữ phi công quân sự Yu Xu đã thiệt mạng trong một vụ rơi tiêm kích J-10.
Được thiết kế vừa là máy bay tiêm kích vừa là máy bay ném bom hạng nhẹ, J-10 sử dụng được cho các phi vụ ở mọi thời tiết, đêm và ngày. Trung Quốc dự tính có thể xuất khẩu loại máy bay này như một mẫu thay thế cho các nước sử dụng F-16 nhưng chỉ tốn có nửa giá. Tuy nhiên kế hoạch này không được thành công lắm vì có quá nhiều máy bay F-16 cũ đã qua sử dụng được bán với giá thấp hơn J-10 trên thị trường
Theo IDRW, truyền thông Trung Quốc cho rằng nguyên nhân khiến nữ phi công tiêm kích J-10 đầu tiên của nước này tử nạn gần đây là do những trục trặc xuất phát từ động cơ được Nga sản xuất lắp trên chiếc chiến đấu cơ nội địa này.
Theo Huanqiu, năm 2005, sau khi được ủy ban quân vụ trung ương Trung Quốc phê chuẩn, không quân nước này lần đầu tuyển sinh nữ phi công lái chiến đấu cơ. Tháng 9/2005, 35 người từ hơn 20.000 nữ sinh vừa tốt nghiệp cấp ba trên toàn quốc trúng tuyển. 4 năm sau, chỉ có 16 người tốt nghiệp với thành tích xuất sắc.
Đức Hòa (tổng hợp)