Rau ngót là loại rau quen thuộc trong nhân gian, được nhiều gia đình ưa thích trong mùa hè nóng bức và rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, một số người cần cân nhắc khi ăn rau ngót bởi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Rau ngót hay bù ngót, bồ ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Loại cây này được trồng rất phổ biến quanh nhà. Người dân vừa dùng làm món ăn vừa làm thuốc chữa trị một số bệnh. Hái lá tươi dùng ngay. Thường hay chọn những cây 2 tuổi trở lên để làm thuốc.
Đây là một loại thảo được có đặc tính mát, giải nhiệt và lành tính. Rau ngót về ẩm thực dễ ăn và dễ kết hợp nấu thành các món ăn ngon như canh rau ngót hầm xương, canh thịt băm,...
Theo Đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệtvà đặc biệt là rất lành tính, chứa nhiều vitamin, Kali, Canxi, Magiê, B1, B2, B6. Vì vậy, rau ngót đặc biệt rất tốt cho người già và trẻ nhỏ.
Những người mắc chứng khó ngủ không nên ăn rau ngót. Ảnh minh họa. |
Tác dụng của rau ngót:
Thanh nhiệt: rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin, rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
Trị táo bón: rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh, nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
Cung cấp can xi: lá rau ngót có một mức canxi rất tốt. Đây là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách với một số người lại có thể gây hại cho sức khỏe. Sau đây là một số đối tượng không nên dùng rau ngót:
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót
Rau ngót là một món ăn được cảnh báo với phụ nữ mang thai vì nó chỉ phát huy Công dụng với phụ nữ sau sinh, hoặc sau sẩy thai, đẻ non, nạo phá thai.
Theo tin tức từ báo Sức khỏe và Đời sống, Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong Cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sẩy thai.
Vì vậy với những phụ nữ đang mang thai trong giai đoạn thai kỳ đầu cần hạn chế sử dụng loại rau này.
Người khó ngủ
Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ.
Người bị thiếu canxi, còi xương
Rau ngót được chứng minh gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho. Trong rau ngót có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị coi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều.
Bảo An (tổng hợp)