Từ lâu thương hiệu nước giải khát lớn nhất thế giới Coca Cola đã nổi tiếng khi dính tới nhiều vụ bê bối đình đám, hầu hết các bê bối đều liên quan đến vẫn đề sức khỏe và hoạt động kinh doanh tại nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam.
Theo thông tin từ Business Insider, từ khi nhãn hiệu nước ngọt Coca Cola đăng ký hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Mỹ vào năm 1983, thương hiệu này đã nhanh chóng chiếm 3,1% tổng sản lượng nước uống trên toàn thế giới. Trong tổng số 33 nhãn hiệu nước giải khát nổi tiếng, công ty này đã sở hữu tới 15 nhãn hiệu.
Trung bình mỗi ngày họ bán ra hơn 1 tỷ loại đồ uống, trung bình mỗi giây có hơn 10.000 người sử dụng sản phẩm của công ty này và trung bình một người Mỹ dùng sản phẩm của Coca Cola 4 ngày/lần. Có tới 94% dân số thế giới dễ dàng nhận ra logo của hãng.
Tất cả cho thấy, Coca Cola đã phát triển nhanh, mạnh và vươn lên thành một trong những ông lớn hàng đầu của làng giải khát thế giới. Vậy nhưng, bên cạnh đó Coca Cola còn nổi tiếng là một thương hiệu có nhiều bê bối nhất, hầu hết đều xoay quanh vấn đề sức khỏe, kinh doanh.
Coca Cola gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe cho người tiêu dùng
Coca Cola là loại nước uống đầu tiên và cũng là mặt hàng chủ lực của công ty, nó là một loại đồ uống được nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, có khá nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, Coca Cola ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, sỏi thận, tiểu đường và ung thư.
Theo Daily Mail, nước uống có gas CoCa Cola chứa chất làm ngọt nhân tạo Asparrtam, chất này là nguyên nhân làm hại gân và gây ung thư. Cụ thể, các nghiên cứu khoa học về tác hại của Coca Cola lần lượt được công bố trong nhiều năm qua.
Coca Cola chứa nhiều thành phần gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: Reuters |
Đầu tiên là vào năm 2013, Trung tâm khoa học và môi trường (CSE) – tổ chức phi chính phủ tại thủ đô New Delhi đã công bố Coca Cola ở Ấn Độ chứa dư lượng thuốc trừ sâu gấp 30 lần mức cho phép, điều này có thể gây ung thư, làm suy giảm hệ thống miễn dịch người dùng. Vụ bê bối này khiến Doanh thu của Coca Cola tại Ấn Độ giảm 11%.
Đến năm 2004, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Tufts còn chỉ ra rằng Coca Cola có khả năng làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ.
Sau đó, năm 2016, Hiệp hội Tim mạch Mỹ công bố một nghiên cứu trên tạp chí Circulation về việc đồ uống có gas chứ rất nhiều đường, khiến những người sử dụng hàng ngày tăng 30% chất béo liên quan bệnh tiểu đường và tim mạch.
Từ các nghiên cứu đó, Hội đồng thành phố Liverpool, Anh bắt đầu chiến dịch chống lại đồ uống nhiều đường từ năm 2016, Coca Cola là cái tên đứng thứ 2 trong danh sách này khi có nồng độ đường 56 gram trong 500ml nước. Thậm chí, Coca Cola còn bị kêu gọi tẩy chay trên chính nước Mỹ.
Nghi án Coca Cola trốn thuế ở Việt Nam
Không chỉ bê bối về vấn đề an toàn sức khỏe, ông lớn ngành giải khát còn dính nhiều bê bối trong kinh doanh, điển hình là hành vi trốn thuế tại các quốc gia Mexico, Tây Ban Nha…
Coca Cola từng bị chỉ trích trốn thuế tại nhiều nước, bao gồm cả Việt Nam. Ảnh: Petrotimes |
Tại Việt Nam, Coca Cola cũng dính nghi án trốn thuế. Theo Petrotimes, công ty này vào Việt Nam từ tháng 2/1994, doanh thu hàng năm tăng trưởng đều đặn, trung bình 24%. Tuy nhiên đến năm 2011, báo cáo tài chính của công ty lại ghi nhận mức lỗ lũy kế lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt số vốn đầu tư ban đầu. Coca Cola đã không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, đến cuối tháng 10/2012, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca Cola – Muhtar Kent tuyên bố tập đoàn rót thêm 300 triệu USD vào công ty ở Việt Nam trong vòng 3 năm. Công bố lỗ lớn nhưng vẫn mở rộng sản xuất, đây chính là dấu hiệu bất thường của Coca Cola.
Sau một thời gian ồn ào vì những nghi vấn trốn thuế gây xôn xao dư luận, cuối cùng Coca Cola Việt Nam đã gửi một tài liệu đến Ủy ban nhân dân TP.HCM cho biết, sau khoảng thua lỗ kéo dài đến nay doanh nghiệp đã kinh doanh có lãi. Lợi nhuận tính thuế năm 2014 đạt 16,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2013 (7 năm).
Với tổng sản lượng tiêu thụ tăng 25%, tính ra tổng số thuế mà Coca Cola nộp ngân sách trong năm 2014 là 20 triệu USD. Các chuyên gia kinh tế nhận định, 20 triệu USD là con số rất nhỏ so với hiệu quả kinh doanh Coca Cola đạt được tại Việt Nam, việc công ty thông báo đóng thuế chỉ là một giải pháp đội phó nhằm bảo vệ thương hiệu và uy tín của họ trước người tiêu dùng.
Hoài An (tổng hợp)