(Tinmoi.vn) Biển Đông như một “bàn cờ chính trị quốc tế”. Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam có thể là là một nước cờ thí tốt xảo trá. Vậy đâu mới là quân bài chủ chốt của Bắc Kinh?
Trong một bài viết gần đây đăng trên tạp chí China US Focus, Zhai Khun, giám đốc Viện nghiên cứu Chính trị Thế giới tại CICIR đã mô tả Biển Đông như “một bàn cờ chính trị quốc tế”.
Ghi nhận vai trò biến động của Biển Đông trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, Zhai tuyên bố trọng tâm hiện tại của Biển Đông theo sau bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton vào tháng 7/2010. Trong đó, bà Hilary khẳng định Biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ.
Zhai nói rằng, tại thời điểm đó, Biển Đông là mục tiêu quan trọng trong cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ và sự cạnh tranh giữa các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn được làm nóng lại. Điều này trùng hợp với một bài xã luận được đăng trên Tân Hoa Xã gần đây trong đó tuyên bố Chính sách xoay trục của Mỹ đã “khuyến khích” các quốc gia như Việt Nam và Philippines đòi chủ quyền tại “vùng lãnh thổ của Trung Quốc” (điều này hoàn toàn phi lý) một cách mạnh mẽ hơn.
Đây là những khẳng định khá thú vị nhưng chúng không được nghiên cứu kỹ càng. Những thay đổi gần đây trên Biển Đông diễn ra độc lập với các hành động của Mỹ. Trên thực tế thì Mỹ đã không có hành động gì cả. Washington vẫn ủng hộ sự công bằng trong việc xử lý tranh chấp lãnh thổ - điều này đã khuyến khích Bắc Kinh có cách hành xử thô bạo hơn so với những gì họ đã làm trong nhiều năm qua khi đi đòi chủ quyền trên Biển Đông
Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã thực hiện quyền kiểm soát hiệu quả với bãi cạn Scarborough, đe dọa thủy quân lục chiến Philippines và tiến hành phong tỏa một phần bãi Cỏ Mây và gần đây nhất là di chuyển một giàn khoan dầu khổng lồ của CNOOC vào sâu khu vực cách bờ biển Việt Nam 120 dặm.
Công khai đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam để thu hút sự chú ý của dư luận, Trung Quốc đã âm thầm xây dựng đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa
Trong khi việc triển khai giàn khoan dầu chắc chắn là động thái gây tranh cãi nhất trong những năm gần đây, thì những bước tiến thú vị nhất về tình hình Biển Đông năm 2014 phải kể đến việc Trung Quốc âm thầm xây dựng đảo nhân tạo tại khu vực này. Những hình ảnh phân tích vệ tinh do các đồng nghiệp tại cơ quan tư vấn thông tin hàng hải IHS Maritime cho thấy Trung Quốc đang tiến hành nạo vét tại một số điểm trên khắp quần đảo Trường Sa.
Mặc dù điều này đang xảy ra, việc nạo vét này không đơn giản chỉ là cắt các kênh nối các rạn san hô. Thay vào đó, những gì Trung Quốc đang tiến hành là một hoạt động có quy mô lớn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho kế hoạch bành trướng sức mạnh ở phía nam Biển Đông.
Khu vực nạo vét rộng lớn nhất là ở đảo Gạc Ma, nơi từng diễn ra trận hải chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1988 khiến hơn 70 chiến sĩ Việt Nam hy sinh. Sau hải chiến Trường Sa, Trung Quốc đã cho quân đồn trú tại đây.
Nếu những hình ảnh do Viện nghiên cứu và Thiết kế số 9 của Tổng công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) là đáng tin thì hòn đảo nhân tạo mới tại bãi Đá Gạc Ma có thể có một đường băng, nhà chứa máy bay, một đê chắn sóng và cầu cảng cỡ nhỏ, cối xay gió và nhà kính. Điều tương tự như vậy đã xảy ra tại đảo Phú Lâm của Việt Nam. Trung Quốc đã chiếm đóng đảo Phú Lâm của Việt Nam vào giữa năm 1950 và biến đây trở thành căn cứ không quân, hải quân của mình.
Trên đây là một trong những hoạt động đầu cơ mà Trung Quốc đang thực hiện để hỗ trợ cho việc phát triển các hòn đảo tại quần đảo Trường Sa.
Đài Loan kiểm soát đảo Ba Bình cũng đã xây dựng một đường băng từ năm 2006 và hiện đang nâng cấp cơ sở hải quân của mình tại đây. Philippines cũng công bố kế hoạch nâng cấp đường băng và bến tàu tại đảo Thị Tứ mặc dù các nguồn lực vẫn là vấn đề lớn đối với Manila.
Điểm khác biệt giữa các động thái của Trung Quốc và những nước nói trên trong việc làm thay đổi hiện trạng khu vực là gì. Quyền nắm giữ lãnh thổ trước đây đã thay đổi nhưng chỉ có Trung Quốc có những biện pháp và mong muốn dùng vũ lực để giải quyết vấn đề này. Dưới cái mác “trỗi dậy hòa bình”, vấn đề này được đặt sang một bên và mở đường cho Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông 2002.
Những điều này đã thay đổi kể từ sau định nghĩa về Biển Đông của Trung Quốc – trong đó coi đây là “lợi ích cốt lõi” và làm dịu yêu sách “đường 9 đoạn”. Trung Quốc cũng sẽ lập luận rằng hành động của các quốc gia khác đã buộc họ phải phản ứng lại trong khi tầm quan trọng chiến lược của tuyến đường cửa ngõ trên Biển Đông là nơi mà hơn 80% năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua. Cho nên việc kiểm soát Biển Đông là nhiệm vụ chính trị vô cùng cấp bách.
Đối với Trung Quốc, “biển là một khu vực cần chịu sự kiểm soát của nhà nước”, Tiến sĩ Alessio Patalano thuộc Đại học King, London nói. Trong khi đối với các quốc gia giáp biển khác, “không gian trên biển là của chung, cần đi đến đàm phán và các quốc gia chỉ có thể kiểm soát một cách hạn chế”. Tuy nhiên, tại Biển Đông, sự khác biệt trong nhận thức đang chuyển động xa hơn so với lý thuyết và điều này có thể buộc Mỹ phải phá bỏ hàng rào “không can thiệp”vào các tranh chấp chủ quyền mà Washington luôn bám vào trong nhiều năm qua.
Bảo Linh (Theo tin tức The Interest Nation)