Phi công máy bay chiến đấu cua Nhật Bản Jun Fukuda luôn chuẩn bị tư thế sẵn sàng nhận lệnh là lao lên máy bay trong một ngày bất kỳ để rượt đuổi và cảnh cáo máy bay quân sự Trung Quốc bay gần không phận Nhật Bản.
Chuyên gia động cơ 35 tuổi sắp được làm cha là chỉ huy phi đội máy bay chiến đấu đóng tại Naha, căn cứ quân sự của Nhật Bản gần với quần đảo tranh chấp với Trung Quốc nhất.
Căn cứ Naha chỉ cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khoảng 20 phút bay. Hòn đảo này hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật nhưng TQ cũng yêu sách chủ quyền.
Các phi công thuộc phi đội máy bay chiến đấu ở Naha, căn cứ Nhật Bản gần với quần đảo tranh chấp với Trung Quốc nhất. Ảnh: Bloomberg News
Nơi đây tập trung một phi đội chiến đấu cơ gồm 20 chiếc F-15. Theo trung tá Uemura, máy bay nước ngoài, trong đó hầu hết đến từ Trung Quốc, thường xuyên bay dọc không phận Nhật Bản.
Phi đội ở đảo Okinawa trung bình phải thực hiện các cuộc đánh chặn máy bay Trung Quốc hơn 1 lần/ngày – 400 lần/năm tính đến tháng 3/2014.
Những năm gần đây, khi TQ gia tăng áp lực bằng cách điều thêm nhiều máy bay và tàu để tuần tra quần đảo, Nhật đã triển khai máy bay ngăn chặn cũng như đẩy mạnh hoạt động của các máy bay trang bị hệ thống rađa E2 để theo dõi các động thái của TQ.
Trung Quốc vượt trội Nhật Bản về nhân lực không quân và đang xây dựng lực lượng cũng như chuẩn bị ra mắt máy bay chiến đấu mới nhất của họ vào tháng Mười Một. Mặc dù vậy, việc các phi công Trung Quốc không bằng các đồng sự Nhật Bản trong việc huấn luyện và thực hành làm tăng độ nguy hiểm của các cuộc chạm trán. Các cuộc bay áp sát cũng khiến mối quan hệ đang ấm hơn giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á gặp khó khăn.
Phi công Nhật tại căn cứ Naha
Ông Fukuda, người thường đi theo "các cuộc gọi của thần Mars" trong thần thoại La Mã nói, khi các phi công Nhật Bản xem TV, đọc tài liệu và uống trà trong sảnh trong lúc chờ đợi, không khí rất căng thẳng. Để tiết kiệm thời gian, họ đã mặc sẵn bộ đồ chống trọng lực và vừa vặn với cơ thể để tự bảo vệ mình khỏi các lực gia tốc gây chết người, áo phao và mũ bảo hiểm sẵn sàng trong các máy bay của họ.
Phi công lái chiếc F-15 Fukuda nói: “Một cuộc bay đánh chặn thực sự bắt đầu với một quốc gia khác. Bạn không được mắc một sai sót nào.”
Ông Fukuda cho biết, vị trí của Naha gần với quần đảo tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông càng tăng thêm áp lực. “Chúng tôi ở rất gần họ, trên tuyến đầu”, khi tiếng máy bay gầm rú bên ngoài một trụ sở của căn cứ. "Điều đó giúp bạn có mục đích", ông nói.
Thiếu tướng Yasuhiko Suzuki được bổ nhiệm làm phi công máy bay chiến đấu cho căn cứ Naha trong những năm 1990, cho biết: Ban đầu, đó chỉ là một căn cứ cũ kỹ. Tuy nhiên, sự hiếu chiến của Trung Quốc đã biến nó trở thành một căn cứ quan trọng nhất.
Ông Suzuki nói: “Việc đó hầu như xảy ra mỗi ngày. Vô cùng quan trọng khi yêu cầu một phi đội giải quyết hơn 400 lần "quấy nhiễu" trong một năm. Đó là một gánh nặng vô cùng lớn.”
Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách chú trọng khả năng phòng thủ của Nhật Bản, đặc biệt là ở các hòn đảo ở phía tây nam. Ở Naha, một phi đội thứ hai đang chuẩn bị được xây dựng để đến Okinawa vào tháng 3/2016 và số lượng máy bay chiến đấu sẽ tăng gấp đôi lên 40 chiếc. Nhưng không rõ bao nhiêu phi công đang có mặt ở Naha.
Chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản. Ảnh: New York Times
Nhật Bản cũng sẽ lập một đơn vị giám sát quân đội mới trên đảo Yonaguni, gần quần đảo tranh chấp. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản năm nay cũng bao gồm đầu tư cho các xe đổ bộ và phát triển một đơn vị lực lượng hải quân mới. Kế hoạch nhằm vận chuyển quân đội từ xa như ở Hokkaido trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột.
Nhật Bản và Trung Quốc cùng tuyên bố sở hữu quần đảo hoang sơ Sensaku/Điếu Ngư. Trung Quốc cho biết, họ ghi nhận quần đảo này từ khoảng 600 năm trước cho đến khi thua Nhật Bản vào năm 1985.
Trong vòng 9 tháng cho đến tháng 12/2014, Nhật Bản có tổng cộng 744 lần phải điều máy bay chiến đấu ngăn chặn các máy bay quân sự nước ngoài bay đến gần không phận Nhật Bản, nhiều hơn 30% trong cùng kỳ năm ngoài và cao nhất kể từ cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Những cuộc điều máy bay chống các máy bay Trung Quốc từ Naha cũng tiếp tục tăng. Bonji Ohara, chuyên viên nghiên cứu tại Học viện Tokyo cho biết, thông qua các chuyến bay áp sát, Trung Quốc có thể tìm cách thu thập các dữ liệu như thời gian phản ứng hay cách đáp trả của Nhật Bản.
Vào năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương lập vùng nhận diện phòng không bao cả các quần đảo tranh chấp, thổi bùng các chỉ trích từ Nhật Bản và Mỹ. Năm ngoái, Nhật Bản cũng biểu tình sau khi các máy bay chiến đấu Trung Quốc bay “áp sát bất thường” với các máy bay quân sự của họ hai lần liền. Trung Quốc cũng phàn nàn về các hoạt động của các máy bay quân sự Nhật Bản.
Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng lực lượng không quân – lên đến 398.000 quân nhân theo Sách Trắng về quốc phòng 2013 cho hay. Họ cũng nâng cấp các thiết bị và huấn luyện để không thua các láng giềng – điều được coi là tiêu chuẩn trong khu vực. Trong khi Lực lượng Tự vệ Không quân của Nhật Bản có khoảng 50.000 quân nhân.
Trung Quốc cho biết đã tự chế tạo máy bay chiến đấu J-11 có sức mạnh tương đương F-15, lần đầu trình làng ở Mỹ vào năm 1974. Gần đây, họ đã phát triển các máy bay tàng hình J-20 và J-31, trong khi Nhật Bản chọn mua loại Lockheed-Martin F-35.
Chỉ huy Fukuda cho biết, ngoài để thỏa mãn đam mê làm phi công và đi du lịch, ông càng cảm thấy trách nhiệm phục vụ đất nước và bảo vệ gia đình mình lớn hơn.
Theo Chi MK/Bloomberg News