Tin mới

Nhật Bản có thể điều máy bay do thám trên Biển Đông

Thứ năm, 05/02/2015, 15:29 (GMT+7)

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản cho biết, tình hình an ninh trên biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố sở hữu gần như toàn bộ làm ảnh hưởng đến những lợi ích của Nhật Bản và có thể là căn cứ để cân nhắc việc triển khai các máy bay tuần tra do thám.  > Nhật Bản cân nhắc tham gia tuần tra trên Biển Đông > Tân Hoa Xã: Chống lại TQ trên Biển Đông, Philippines là “đứa trẻ khóc nhè” > Tướng Pháp: Người Mỹ sẽ ngày một hiện diện cụ thể hơn ở Biển Đông 

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản cho biết, tình hình an ninh trên biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố sở hữu gần như toàn bộ làm ảnh hưởng đến những lợi ích của Nhật Bản và có thể là căn cứ để cân nhắc việc triển khai các máy bay tuần tra do thám. Động thái diễn ra sau việc một sĩ quan hải quân Mỹ hoan nghênh sự hiện diện của Nhật Bản ở khu vực này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Tướng Nakataki

Nhật Bản chỉ sử dụng máy bay tuần tra thường xuyên đến Biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản và Trung Quốc dính dáng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ trên về một nhóm đảo. Nếu các chuyến bay đến cả Biển Đông sẽ có thể làm tăng mối căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Tướng Nakataki nói với các phóng viên vào hôm thứ 3 (3/2): “Hiện, chúng tôi không tuần tra ở đó hay có kế hoạch như vậy, nhưng chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với Mỹ và hiện trạng trên biển Đông ảnh hưởng đến an ninh quốc gia chúng tôi, và chúng tôi thấy rằng cần tính đến các biện pháp phản ứng lại.”

Trước đó, theo tin tức từ Reuters, Robert Thomas Tư lệnh của Hạm đội 7 Mỹ nói rằng, các chuyến bay do thám của Nhật Bản trên Biển Đông sẽ giúp theo dõi hạm đội các tàu Trung Quốc đang tăng lên áp đảo khả năng do thám của các quốc gia Đông Nam Á.

Đáp lại lời bình của ông Thomas, Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản không “tạo nên căng thẳng.”

Biển Đông là nơi mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Trong khi, Trung Quốc đã vẽ ra phạm vi cho tuyên bố của họ dựa trên cái gọi là đường chín đoạn trên bản đồ bao quanh 90% vùng nước này.

Mặc dù không có tuyên bố chủ quyền trong khu vực, Nhật Bản chiếm 10% hoạt động ngư nghiệp toàn cầu và mỗi năm, có 5 nghìn tỉ USD giá trị hàng hóa trong các chuyến tàu thuyền xuất phát và đi vào Nhật Bản.

Bình luận của ông Thomas cho thấy Lầu Năm Góc đánh giá cao nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc tăng vai trò quân sự của Nhật Bản ở châu Á, và trong khi Mỹ và Nhật Bản đang đàm phán các nguyên tắc an ninh song phương mới, với hy vọng Nhật Bản sẽ là đồng minh lớn hơn với Mỹ, sau 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II.

Theo Chi MK/Reuters

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news