Lệnh rút quân bất ngờ hồi đầu tuần này của ông Putin là một dấu hiệu cho thấy sức mạnh địa chính trị của Nga đang hồi sinh và Moscow có thể đơn phương thiết lập chương trình nghị sự quốc tế mà không cần tham vấn Mỹ cùng các đồng minh phương Tây.
Theo Sputnik, quyết định nhanh chóng về việc tiến hành chiến dịch không kích khủng bố IS ở Syria vào tháng 9/2015 của Nga đã dẫn đến đường lối ngoại giao như hiện nay - một đường lối mà Washington và các đồng minh đã phải thích nghi một cách muộn màng. Bây giờ, động thái mới nhất của Nga là rút các lực lượng chính khỏi Syria nhằm tăng cường đường lối ngoại giao cho tiến trình chính trị Syria lại một lần nữa khiến phương Tây giật mình.
Trong tuyên bố rút quân, ông Putin đã nói rõ rằng Nga đã "hoàn thành sứ mệnh" của mình ở Syria, từ nay về sau là thời gian dành cho ngoại giao và đàm phán hòa bình để kết thúc xung đột, hoặc ít nhất là tạo ra cơ hội để kết thúc. Moscow đã đạt được các mục tiêu quân sự của mình. Và thật khó để không công nhận điều này.
Thậm chí truyền thông phương Tây cũng thừa nhận rằng, chiến dịch không kích kéo dài gần 6 tháng của Nga tại Syria đã "đảo ngược quá trình xung đột" (nhận định của Washington Post).
Chiến dịch không kích kéo dài gần 6 tháng của Nga "đảo ngược quá trình xung đột" tại Syria. Ảnh: Reuters |
Tất nhiên, điều mà truyền thông phương Tây cố tình bỏ qua chính là việc Nga đã thành công trong việc cứu chế độ Tổng thống al-Assad khỏi sự sụp đổ khi đối mặt với các nhóm nổi dậy được nước ngoài hậu thuẫn.
Tuy nhiên, sức mạnh không quân của Nga đã giúp chính quyền Syria ngày nay theo đuổi con đường chính trị vững chắc, hướng tới giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến đã kéo dài 5 năm tại quốc gia Trung Đông này.
Nói một cách khác, nếu không có sự hỗ trợ của Nga, hòa đàm Geneva tuần này sẽ không thể diễn ra. Và khi đó, cuộc chiến tranh sẽ tiếp tục kéo dài, gây ra những đau đớn, lầm than cho con người. Hãng Sputnik cho rằng, Mỹ và phương Tây đã âm thầm thúc đẩy một cuộc chiến bí mật nhằm thay đổi chế độ, cho tới khi Putin bước vào cuộc chơi và lật ngược thế cờ.
Động thái mới nhất của Putin khi rút các lực lượng chính ở Syria có ý nghĩa nhất định. Thể chế nhà nước Syria hiện đã ổn định và tiến trình hòa đàm Geneva - cái được củng cố trên nền tảng là chủ quyền Syria, sẽ là yếu tố cuối cùng quyết định tương lai chính trị của đất nước. Song có thành công hay không lại là câu hỏi khác.
Tuyên bố rút quân đầu tuần này của Putin cũng khiến Obama và các nhà lãnh đạo phương Tây khác bất ngờ. Như để củng cố thêm vị thế một cường quốc độc lập, dù đã trao đổi trước với đồng minh Syria, Moscow vẫn đưa ra quyết định này trên cơ sở đánh giá của riêng mình mà không cần tham vấn Washington.
Tuyên bố rút quân đầu tuần này của Putin khiến Obama và các nhà lãnh đạo phương Tây khác bất ngờ. Ảnh: Sputnik |
Trong khi đó, tờ The Guardian cho rằng, các chính phủ phương Tây đã bị "giật mình" vì động thái mới nhất này của Putin.
Còn các nhà ngoại giao và truyền thông phương Tây lại tập trung đưa ra những suy đoán vô căn cứ về quyết định này của Putin. Ban đầu, họ cho rằng Nga không nghiêm túc về quyết định rút quân được công bố và có thể đang nung nấu một âm mưu đen tối nào đó.
Sau đó, họ lại suy đoán rằng Nga rút quân do xảy ra bất đồng với Syria và mối quan hệ Moscow - Damascuss đã rạn nứt. Suy đoán này được cho là xuất phát từ việc chính phủ Syria cuối tuần trước tuyên bố sẽ không chấp nhận điều kiện tiên quyết tại hòa đàm Geneva là Tổng thống Assad phải từ chức.
Quan điểm này của Syria thực tế cũng phù hợp với quan điểm của Syria và tuân thủ theo đúng nghị quyết 2254 của Liên Hợp Quốc về tiến trình ngoại giao Geneva. Số phận của ông Assad hay bất cứ tổng thổng nào sẽ do chính đất nước Syria tự quyết định trong tương lai gần mà không bị can thiệp bởi bên ngoài.
Thậm chí, còn có suy đoán cho rằng Putin quyết định rút quân là do áp lực từ Washington.
"Cuối tuần trước, chính quyền Obama đã quyết định công khai cáo buộc Moscow không kiềm chế Assad, dẫn đến một loat các ý kiến của các quan chức, trong đó có Ngoại trưởng John Kerry kêu gọi Putin nắm quyền kiểm soát đồng minh Syria", tờ Washington Post viết.
"Các nhà phân tích Nga cho rằng tuyên bố của Putin sẽ gây sức ép cho Assad tại bàn đàm phán sau khi đã giải cứu chính quyền của ông ấy", tờ báo Mỹ nói thêm.
Nước Nga và ông Putin không cần giải thích, tham vấn hay tô vẽ, điều họ làm luôn là hành động. |
Tờ báo Nga cho rằng, quan điểm này cho thấy, như mọi khi, Mỹ vẫn luôn là người giành lấy phần long trọng hơn và công chúng đang bị dụ dỗ để tin rằng chính Washington đã gây áp lực để buộc Putin phải dừng các hoạt động quân sự tại Syria.
Theo Sputnik, trong khi Mỹ và phương Tây mới là nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng lộn xộn ở Syria, thì Nga đã sử dụng sức mạnh quân sự một cách hợp pháp để cứu đồng minh khỏi âm mưu thay đổi chế độ của Mỹ.
Chiến dịch không kích của Nga đã kéo Syria khỏi bờ vực sụp đổ, không rơi vào tình trạng như Afghanistan, Iraq và Libya. Và bây giờ khi lấy lại được vị thế quốc gia của mình, Syria có cơ hội theo đuổi một giải pháp hòa bình.
Nga không cần phải giải thích, tham vấn hay tô vẽ. Moscow đã làm đúng mọi thứ. Và Putin đã một lần nữa thể hiện khả năng lãnh đạo vượt trội hơn bất kỳ quốc gia phương Tây nào, Sputnik kết luận.
Xem thêm video máy bay vận tải IL-76 hộ tống chiến đấu cơ Nga rời Syria:
[mecloud]e8WIQayPGR[/mecloud]
Lê Huyền (Sputnik)