Xã hội phong kiến xưa có sự phân chia giai cấp rất khắt khe. Trong dân gian là thế, trong cung và hậu cung cũng không ngoại lệ. Ngay cả chuyện chăn gối của hoàng đế cũng có những quy định chi tiết phải tuân theo, dù là người ngồi trên ngai vàng cũng không được tùy tiện.
Đầu tiên, hãy nói về quá trình các phi tần phục vụ giường chiếu. Vào thời nhà Đường, việc tháp tùng trong triều đình đều tuân theo thứ tự trăng tròn và trăng khuyết. Từ mùng 1 đến ngày 15 hàng tháng những phi tần có địa vị từ thấp đến cao sẽ được phục vụ hoàng đế. Từ 16 đến cuối tháng sẽ chuyển từ địa vị cao xuống thấp dần. Hoàng hậu sẽ được ưu tiên về được thị tẩm trong 2 ngày 15 và 16. Ngày 17 sẽ thuộc về 4 vị phu nhân, còn 9 tần sẽ được sủng hạnh vào ngày 18. Từ ngày 19-21 là của 27 thế phụ. 81 ngự thê (số lượng nhiều nhất trong cung) sẽ được chia ra trong 9 ngày từ 22-30.
Thời nhà Thanh, sự phân chia phi tần khác với thời Đường. Lúc này, hoàng đế cũng không tới từng cung nữa. Vào bữa tối hàng ngày, thái giám sẽ chuẩn bị những tấm thẻ bài viết tên các phi tần may mắn trên đó để hoàng đế lựa chọn.
Sau khi hoàng đế ăn tối xong, thái giám sẽ chuẩn bị quỳ trước mặt và dâng lên các thẻ bài. Sau khi hoàng đế đã chọn được phi tần để thị tẩm, thái giám sẽ rút lui và đưa tấm thẻ cho một thái giám khác. Người này có nhiệm vụ khiêng phi tần được chọn đến cho hoàng đế. Phi tần được chọn không chỉ phải tắm rửa sạch sẽ mà còn không mặc đồ, quấn chăn để hoạn quan khiêng lên long sàng của hoàng đế.
Vậy tại sao các phi tần phải khỏa thân quấn chăn và được thái giám khiêng vào cung? Người ta cho rằng làm vậy để ngăn chặn việc giấu hung khí ám sát hoàng đế. Nhà Thanh tiến vào trung nguyên thông qua chiến tranh, một số người trong cung là người của triều trước nên không thể tránh khỏi ý định báo thù. Vì sự an toàn của hoàng đế, các phi tần khi thị tẩm buộc phải tuân theo quy tắc trên.
Hoàng đế sẽ nằm sẵn trên giường chờ sẵn, chỉ để lộ đầu và chân. Phi tần từ phía dưới chân leo lên giường và bắt đầu mây mưa. Quả quá trình này, người hầu hạ giường chiếu cho hoàng đế không được phát ra tiếng động. Sau khi thị tẩm xong, phi tần phải trèo ra khỏi giường từ phía chân hoàng đế, để thái giám bọc trong chăn mang đi.
Ngoài ra, nhà Thanh còn có quy định nghiêm ngặt về giờ thị tẩm, đó là nửa canh giờ. Trong quá trình thị tẩm, thái giám sẽ đứng đợi ngoài cửa và "ân cần nhắc nhở" hoàng đế về thời gian. Nếu làm quá lâu, thái giám sẽ hô lên: "Đã đến lúc rồi". Thái giám sẽ nhắc đi nhắc lại câu này 3 lần, nếu sau lần nhắc nhở thứ 3 mà chưa nghe thấy hoàng thượng trả lời thì họ sẽ xông vào đề phòng có chuyện.
Trong xã hội phong kiến có sự phân biệt giai cấp, cách đối xử với hoàng hậu và thê thiếp cũng khác biệt. Thứ nhất, phi tần ở trên giường bị giới hạn thời gian, hết giờ thì dù nửa đêm cũng phải dậy rời đi, không được ngủ cùng hoàng đế đến rạng sáng. Hoàng hậu thì khác, được ngủ cùng vua đến rạng sáng là đặc quyền của nàng. Trong khoảng thời gian này, những người khác không nên quấy rầy để tránh gặp họa.
Thứ hai, các phi tần muốn hầu hạ giường chiếu thì phải đợi hoàng đế lật thẻ bài. Hoàng thì khác, nhà vua có thể trực tiếp đến cung của nàng nếu muốn.
(Theo Sohu)
>> Xem thêm: Cưới 9 cô vợ, người đàn ông phải 'lên lịch thị tẩm' để chiều lòng tất cả người đẹp