Chuột chũi khỏa thân (hay còn gọi là chuột chũi trụi lông, Heterocephalus glaber ) không có khả năng chiến thắng bất kỳ cuộc thi sắc đẹp nào trong Thế giới động vật, nhưng chúng có một số khả năng đáng kinh ngạc, khiến nhân loại phải ao ước. Nằm trong nhóm chuột cống châu Phi, những con chuột chũi trụi lông sở hữu cái đầu cùn vô cùng mạnh mẽ cùng những chiếc răng cửa nhô ra trước miệng để đào bới. Loài vật này có ngoại hình nhỏ bé, chỉ nặng khoảng 80gram và "xấu thảm hại". Thân hình trần trụi, không lông để lộ ra làn da màu hồng khiến chúng có tên gọi "khỏa thân".
Tuy xấu xí là thế nhưng chuột chũi trụi lông lại nổi tiếng với tỷ lệ ung thư cự thấp, tốc độ lão hóa chậm và khả năng kháng đau.
Nhưng tất cả những lợi thế trên vẫn chưa đủ. Vào năm 2013, một nhà tế bào học tại ĐH Rochester còn phát hiện ra chuột chũi trụi lông có một siêu năng lực, đó là kháng được cả ung thư.
Theo đó, phân tử đường hyaluronan là chìa khóa cho khả năng kháng ung thư của động vật. Tất cả các loài động vật đều có hyaluronan, đóng vai trò giúp các tế bào nhân lên và kết dính với nhau. Những phân tử hyaluronan ở chuột chũi trụi lông lại cực lớn và không bị enzym phân hủy nhanh như ở những con vật khác. Có vẻ sự tích tụ hyaluronan trong cơ thể chuột chũi trụi lông giúp các tế bào của chúng không bị kết tụ lại để tạo thành khối u.
Đến năm 2017, các nhà nghiên cứu Đức và Mỹ lại phát hiện ra một hình thức chế biến đường khác, giúp những con chuột chũi trụi lông sống sót trong điều kiện oxy thấp, chẳng hạn như dưới lòng đất. Khả năng này kỳ diệu tới mức chúng có thể tồn tại mà không có oxy trong 18 phút.
Tế bào não của các loài động vật có vú khác bắt đầu chết nếu không có oxy vì chất này cần thiết trong quá trình đường phân (một quá trình giải phóng năng lượng cung cấp cho tế bào) để phân hủy đường glucose. chuột chũi trụi lông cũng dựa vào quá trình đường phân nhưng khi gặp tình trạng thiếu oxy, chúng có thể chuyển sang một cách biến đổi dựa vào đường fructose và sucrose.
Loài vật này cũng có một phân tử vận chuyển fructose gọi là GLUT-5. Nó có chức năng định hình fructose để tham gia vào quá trình đường phân mà không cần oxy. Chính cách này giúp chuột chũi trụi lông tiếp tục tạo ra năng lượng để nuôi tế bào não sống lâu hơn.
(Theo britannica)
>> Xem thêm: Sinh vật đáng sợ nhất thế giới: Ăn thịt rắn độc, giỡn mặt sư tử và không 'ngán' đối thủ nào