Theo chuyên viên phân tích chính trị người Nga Dmitry Mosyakov, tuyên bố của Tổng thống Putin về phán quyết của Tòa án Hague với Luật Biển đòi hỏi phải xem xét chăm chú trong tất cả các sắc thái, các mối quan hệ, không đồng nghĩa với việc Moscow ủng hộ toàn bộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Theo ông Mosyakov, trước hết, cần hiểu rằng Nga không công nhận quyết định của tòa không phải là về bản chất, mà là về hình thức.
"Tức là không phải bởi trong phán quyết nói rằng đường chín đoạn không đúng, hoặc rằng kết luận không đúng của Tòa án về hòn đảo hoặc các ngư dân Philippines hoàn toàn không phải vậy. Tổng thống Nga không nói như thế. Ông đã nhấn mạnh rằng đây không phải là lập trường chính trị mà thuần túy là dưới nhãn quan pháp lý".
"Tổng thống đã nói rằng Nga không công nhận phán quyết của Tòa án vì trong một phiên tòa cần có sự tham gia của cả hai bên, thế nhưng đã chỉ có một bên hiện diện. Trung Quốc không tham gia vào phiên tòa này và đã không thể bảo vệ lập trường của nước mình theo đúng thể thức".
Mosyakov khẳng định, những lời nhận xét đó tuyệt nhiên không có nghĩa là Nga công nhận toàn bộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông. Đây là điểm rất quan trọng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu. Ảnh: Reuters |
"Tổng thống không hề phản bác Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga hôm 13/7 (được đưa ra một ngày sau khi PCA ra phán quyết, khẳng định Moscow ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế), nêu chính xác lập trường của Moscow, và là bản Tuyên bố được đón nhận với phản ứng hoàn toàn giống nhau từ phía Việt Nam và các nước ASEAN khác", chuyên gia Mosyakov lưu ý.
Giáo sư Dmitry Mosyakov cũng nhắc lại những điểm cơ bản trong Tuyên bố ngày 13/7 của Bộ Ngoại giao Nga: Nga phản đối sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, ủng hộ việc ký kết Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, tán thành giải quyết tình hình xung đột trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và trên cơ sở thỏa thuận và đàm phán giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Như vậy, Nga từ chối thừa nhận quyết định của Tòa án Hague về mặt hình thức. Và điều đó tuyệt nhiên không tác động gì đến tầm nhìn của Nga đối với việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao trình bày chính xác rõ ràng lập trường của Nga là văn kiện không cách nào phủ nhận hay phản bác.
"Chúng tôi không công nhận phán quyết của Tòa án Hague, nhưng đồng thời chúng tôi công nhận cách giải quyết xung đột trong khuôn khổ pháp lý quốc tế. Hai ý này hoàn toàn không mâu thuẫn với nhau. Về hình thức, Nga không công nhận quyết định của Tòa Hague, nhưng tầm nhìn của Moscow trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông là trùng hợp với lập trường của các nước ASEAN".
Trước đó, trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin tuyên bố: "Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này - không công nhận phán quyết của tòa... Đây không phải là lập trường chính trị, mà chỉ đơn thuần về pháp lý".
Tổng thống Putin cho rằng bất cứ quá trình trọng tài nào đều phải được bắt đầu bằng bên tranh chấp, và "Tòa Trọng tài phải lắng nghe lập luận, lập trường của các bên tranh chấp".
"Như các bạn biết, Trung Quốc đã không tham gia quá trình xét xử, và không ai lắng nghe lập trường của họ ở đó. Làm thế nào các bạn có thể coi phán quyết đó là công bằng? Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc về vấn đề này", ông Putin nhấn mạnh.
Xem thêm video:
[mecloud]OkuMKXMZNC[/mecloud]
Lê Huyền (tổng hợp)