Đặc điểm đậu tương
Cây đậu tương hay còn có tên khác là đậu nành, đại đậu thuộc cây thân leo họ đậu. Thân cây: đậu tương là cây thân thảo, có màu xanh hoặc tím cao từ 50cm đến 150cm. Rễ: đặc điểm của rễ đậu tương có các nốt sần giúp cố định chất đạm, là loại rễ cọc. Hạt: hạt đậu tương chính phần để chúng ta chế biến thành thức ăn. Hạt có nhiều hình dạng như hình tròn, bầu dục cùng với màu vàng, xanh hay xanh đen. Mỗi quả đậu sẽ chứa từ 2 đến 4 hạt
Thành phần đậu tương
- Protein: lượng protein trong đậu tương là rất lớn, trong 100gr đậu tương chứa đến 16,6gr protein. Tuy hàm lượng protein không cao bằng protein từ động vật nhưng những người ăn chay trường có thể sử dụng đậu tương để thay cho đạm động vật mà không lo hấp thụ cholesterol xấu.
- Chất xơ: Trong 100gr đậu tương có thể chứa 6gr chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Với những người có hệ tiêu hóa không tốt thì chất xơ không hòa tan có thể gây đầy hơi khó chịu, kích thích đường ruột. Nhưng bình thường chất xơ hòa tan sẽ có lợi nhiều hơn, kết hợp với vi khuẩn trong ruột cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa ung thư đại tràng.
- Trong đậu tương còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin K1 giúp quá trình đông máu. Đồng với sắt giúp ích cho hệ tim mạch. Photpho, vitamin B1, Axit phytic, Saponin,... đều là các chất vô cùng cần thiết cho sức khỏe con người.
Tác dụng của đậu tương
- Tăng cường trí nhớ: đậu tương có tác dụng cải thiện quá trình hoạt động của não bộ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
- Trẻ hóa làn da
- Phòng tránh các bệnh tim mạch
- Bổ sung năng lượng
- Chống viêm
- Điều hòa huyết áp
- Giảm triệu chứng mãn kinh
- Tốt cho xương khớp
Bài thuốc từ đậu tương
- Bột đậu tương 100g, bột mì 100g, bột ngô 200g, trứng gà 4 quả, đường đỏ 150g, sữa bò 150g. Ba thứ bột trộn đều cùng đường đỏ, đập trứng và đổ sữa bò vào rồi chế thêm nước vừa đủ, trộn kỹ, nặn thành những chiếc bánh nhỏ, nướng chín, mỗi ngày ăn 30-50g. Công dụng: kiện tỳ ích vị, tư âm bổ huyết, chuyên dùng cho sản phụ suy nhược, thiếu máu do thiếu sắt.
- Đậu tương 1.000g, đan sâm 500g, mật ong 250g, đường phèn 30g. Đậu tương rửa sạch, ngâm nước lạnh trong 1 giờ, sau đó đổ vào nồi ninh nhỏ lửa với 3.000ml nước cho nhừ rồi tán nhuyễn. Đan sâm rửa sạch, ngâm nước 1 giờ rồi sắc kỹ 2 lần lấy dịch chiết, bỏ bã. Trộn dịch đậu tương và dịch đan sâm với nhau, hòa mật ong và đường phèn rồi đem chứng cách thủy trong 2 giờ, để thật nguội rồi cho vào lọ, đậy kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần chừng 15g. Công dụng: tư âm nhuận táo, bổ ích ngũ tạng, thông kinh hoạt lạc, dùng rất tốt cho những người suy nhược cơ thể có vữa xơ động mạch, huyết áp cao, viêm gan mạn tính.
- Đậu phụ 200g, đầu cá chép 1 cái, khiếm thực 25g, rau cần, hành, gừng tươi, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đầu cá làm sạch bổ đôi, ướp với gừng và gia vị rồi nấu sôi. Khiếm thực ngâm nước ấm cho mềm rồi xát bỏ vỏ, đậu phụ thái miếng rán vàng. Cho khiếm thực, đậu rán, rau cần và hành vào nồi nấu cùng đầu cá cho chín, dùng làm canh ăn trong ngày. Công dụng: bổ dưỡng não tủy, dùng cho người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Những người không nên ăn đậu tương
- Người cao tuổi
- Bệnh nhân gút
- Bệnh nhân mắc bệnh thận
- Bệnh nhân viêm tụy cấp