Các chuyên gia về Đông Nam Á nhận định sẽ không có kịch bản "Brexit" xảy ra tại ASEAN.
Tại sao ASEAN không sợ "Brexit" ? (P1)
Không có sự phẫn nộ với Ban thư ký ASEAN
Thứ 3, có sự khác biệt đáng kể giữa ASEAN và EU đó là sự vắng mặt của bất cứ cơ quan trung ương nào tại ASEAN cũng có thể tạo ra và áp đặt những quy định ràng buộc về mặt pháp lý để gây phiền phức cho bất cứ nước nào tại ASEAN. Không có nghị viện ASEAN để tạo ra những đạo luật ASEAN siêu quốc gia. Các cam kết đối với ASEAN và việc thực hiện những thỏa thuận của tổ chức này được ngầm hiểu là diễn ra dựa trên tinh thần tự nguyện của các nước trong đó có cân nhắc tới hoàn cảnh quốc gia.
Không có nhiều người tại ASEAN biết về Ban thư ký ASEAN ở Jakarta (được thành lập vào năm 1976). Và rất ít người biết Tổng thư ký hiện nay của ASEAN là ông Lê Lương Minh, người Việt Nam (nhiệm kỳ 2013-2017).
Do ít biết về ASEAN nên công chúng tại mỗi nước đều không có quan điểm mạnh mẽ về Jakarta dù theo cách này hay cách khác. Điều này không giống như ở nhiều nước thành viên EU, nơi mà công chúng phẫn nỗ với sự kiêu ngạo của các viên chức trong cơ quan điều hành Cộng đồng châu Âu tại Brussels.
Tại Ủy ban châu Âu ở Brussels, tổng số nhân viên trong đầu năm 2016 là khoảng 32.900, khoảng 2,4% trong số này là công dân Anh. ASEAN không có "bộ máy quan chức cồng kềnh" thế này. ASEAN chỉ có những cơ quan làm giờ hành chính như sau: Ban thư ký ASEAN; Ủy ban các Đại diện Thường trực tại ASEAN (CPR) với các phái đoàn Thường trực tại Jakarta; 10 ban thư ký ASEAN quốc gia tại thủ đô của mỗi nước thành viên; và Quỹ ASEAN tại Jakarta. Ban thư ký ASEAN có đội ngũ không quá 300 người (khoảng 100 chuyên viên được tuyển dụng từ các nước ASEAN, 100 chuyên viên được tuyển dụng từ Indonesia và 100 nhân viên hỗ trợ người Indonesia nữa).
Sẽ không có chuyện một nước thành viên nào đó trong ASEAN muốn rời khối. Ảnh: Shutterstock.com |
Các cán bộ Ban thư ký ASEAN xử lý các vấn đề kỹ thuật, thủ tục và hồ sơ. Họ cùng với tổng thư ký ASEAN không có vai trò trực tiếp trong bất cứ quyết sách nào. Những quyết sách do chính phủ các nước thành viên ASEAN đưa ra dựa trên nguyên tắc tham vấn và đồng thuận.
Indonesia hoan nghênh tham vọng biến Jakarta thành "Brussels phương Đông". Họ đang gây quỹ xây dựng tòa nhà 17 tầng cạnh trụ sở của Ban thư ký ASEAN hiện tại gần Blok M. Sau khi hoàn thành, tòa nhà này sẽ là nơi đặt trụ sở Ban thư ký ASEAN và một vài tổ chức khác của ASEAN.
Indonesia hiện nay cũng là nơi đặt các phái đoàn thường trực của 9 Đối tác Đối thoại, gồm: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, EU, Canada. Nga được mong đợi là sẽ sớm tham gia. Jakarta hiện cũng có trụ sở của Trung tâm Năng lượng ASEAN à Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN. Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA), mặc dù chỉ là một thực thể liên kết với ASEAN, cũng có ban thư ký tại Jakarta.
Dù giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ thì mỗi nước ASEAN cũng đóng góp cho ngân sách hoạt động của Ban thư ký ASEAN như nhau. Năm nay, ngân sách của Ban thư ký ASEAN chỉ có khoảng 20 triệu USD. Nghĩa là mỗi nước thành viên phải đóng góp 2 triệu USD. Gánh nạy tài chính này quá nhỏ so với số tiền 12,3 tỷ USD mà Anh phải đóng góp cho EU vào năm 2015 (trừ các khoản đóng góp cho EU được chi tiêu tại Anh).
Tuy nhiên, số lượng các cuộc họp, các hộ nghị thượng đỉnh ASEAN ngày càng tăng đã tạo ra một sức ép tài chính cho một số nước nghèo ở ASEAN. Ít nhất có 2 chính phủ hiện nay đang ủng hộ cắt giảm số lượng các hội nghị thượng đỉnh thường niên của ASEAN xuống còn 1 lần/năm, thay vì 2 lần/năm như Hiến chương quy định. Năm nay, để phù hợp với Hiến chương ASEAN, Lào sẽ tổ chức 2 Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (lần thứ 28 và 29) liên tục tại Vientiane từ ngày 6-8/9. Điều này sẽ giúp chính phủ Lào tiết kiệm khá nhiều tiền.
Không có điều khoản cho việc rút lui
Tại EU, Điều 50 Hiệp ước Lisbon cung cấp khoảng thời gian 2 năm để một nước rút khỏi EU. Tại ASEAN, Hiến chương không có điều khoản nào cho việc rút lui.
Kể từ khi ASEAN ra các quyết sách bằng việc tham vấn và đồng thuận, nói một cách nghiêm túc, không có sự đồng thuận cho phép bất cứ thành viên nào rời đi. Tuy nhiên, trong thực tế, một nước có thể ngừng tham gia vào các cuộc họp ASEAN. ASEAN sau đó có thể bị tê liệt bởi sự vắng mặt này. Nước nào muốn rời khỏi khối thì chỉ cần không đóng góp cho ngân sách của Ban thư ký ASEAN.
Là một nước có chủ quyền, bất cứ thành viên nào của ASEAN cũng có thể từ bỏ vai trò thành viên khi quyết định, có lẽ chỉ cần dẫn ra một số thay đổi mới trong ASEAN đã không còn giống như thời điểm họ gia nhập. Những thay đổi có thể là: sự mất đoàn kết về vấn đề Biển Đông, việc chấp nhận Timor-Leste (Philippines dự định sẽ đẩy nước này ra khỏi khối khi họ giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm sau), việc Philippines khôi phục lại tuyên bố về Sabah, khả năng các cuộc đàm phán về Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do ASEAN khởi xướng sụp đổ...
Bài học cho ASEAN từ Brexit
Bài học nhãn tiền cho ASEAN từ Brexit đó là những lợi ích của việc hợp tác khu vực không phải lúc nào cũng hiển nhiên,
Một bài học khác là chúng ta không thể tiếp tục giả định rằng hợp tác khu vực sẽ tiến lên theo chiều hướng tích cực. Trong thực tế, sự gián đoạn đột ngột và đảo ngực xu hướng hợp tác có thể xảy ra, như những gì chúng ta đang chứng kiến ở Brexit.
Tuy nhiên, còn một bài học khác là những lợi ích kinh tế có xu hướng được cho là điều bình thường. Trái lại, những bất đồng chính trị, gánh nặng tài chính và quan chức, chi phí xã hội có thể dập tắt tất cả các tỷ lệ.
Kết luận, không có mối đe dọa X-exit tại ASEAN trong thời gian tới. ASEAN vẫn được xem là có ích đối với tất cả các nước thành viên. Nhưng chúng ta không thể cho rằng ASEAN là tổ chức không thể thiếu cho tất cả các nước thành viên.
Bảo Linh (The Diplomat)