Từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các nhà phân tích cho rằng, Putin đã làm cả phương Tây bị bất ngờ. Đặc biệt là sự kiện Nga sáp nhập bán đảo có vị trí chiến lược Crimea vào tháng 3 năm 2014.
Các báo cáo trước đây từng lưu ý rằng, trong mười năm nước Nga đã từng bước di chuyển ra khỏi EU, trong khi các nước châu Âu đã không thể đưa ra đánh giá này, không đề cập đến thực tế, để có những kết luận chuẩn xác về những chiến lược của Nga.
Tổng thống Nga Putin
Người đứng đầu Hạ viện châu Âu là ông David Lidington đã thừa nhận một cách cay đắng rằng việc tồn tại nhiều lỗ hổng trong phân tích các hành vi của Nga. Cả phương Tây không thể ngờ rằng, Nga kiên quyết sáp nhập bán đảo Crimea khi cuộc trưng cầu dân ý kết thúc bất chấp sự phản đối của phương Tây.
Nói cách khác, sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, cường quốc hàng đầu châu Âu là nước Anh đã không xem Nga là mối đe dọa và ưu tiên, tập trung sự chú ý đến khác nước khác. Tương tự như vậy, cư xử của hầu hết các nước Tây Âu đều không thể tin được được sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước Nga dưới bàn tay lãnh đạo của Tổng thống Putin.
Vladimir Putin lên nắm quyền vào năm 2000 khi nước Nga đang trong giai đoạn khá khó khăn về tất cả các mặt. EU lúc đó có đủ những thứ khác để lo lắng hơn là nước Nga như việc xây dựng mở rộng khu vực đồng euro sang Trung Âu và các quốc gia vùng Baltic. Bắt đầu vào những năm 2010 để mở rộng chương trình "Đối tác phương Đông" và thảo luận về Hiệp định Hợp tác với các nước láng giềng và EU không nhận ra rằng Ukraine đóng một vai trò đặc biệt đối với nước Nga.
Trong khi đó, Mỹ rất quan tâm đến sự nổi lên của Trung Quốc và đã dành ít sự chú ý của mình đến Moscow. Tuy nhiên chỉ trong vòng một thập niên, nước Nga như đang hồi sinh cả về kinh tế và quân sự. Đặc biệt khi Tổng thống Putin bắt đầu ra lệnh khôi phục lại nhiều đơn vị quân đội có tầm chiến lược từ thời Liên Xô. Với vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã cho phương Tây thấy được tầm ảnh hưởng và vị thế của Moscow trên trường quốc tế.
Theo Yên Hưng/Newsland