Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã có mối liên hệ mật thiết song cũng không thiếu thù hằn lẫn nhau. Mối quan hệ giữa 2 cường quốc này không chỉ tác động đến châu Á mà còn cả thế giới.
Trong nhiều thế kỷ, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ là quan hệ ngoại giao kiểu “thùng rỗng kêu to”. Hai đất nước lâu đời nhất, đông dân nhất và lớn nhất châu Á, họ chung nhau bề dày lịch sử nhưng hầu như là thờ ơ với các hoạt động văn hóa, kinh tế và quân sự với nước kia. Điều này bắt đầu thay đổi trong thời kỳ hậu thuộc địa nhưng dần dần, sự đổi thay này lại không thường xuyên và đang có dấu hiệu thụt lùi.
Tuy nhiên, những tin tức gần đây về việc Delhi và Bắc Kinh thiết lập một đường dây nóng quân sự - gợi nhớ tới "điện thoại đỏ" giữa Nhà Trắng và điện Kremlin - cho thấy mối quan hệ Trung - Ấn đã được mở rộng và trưởng thành tới đâu trong những năm gần đây - và cũng cho thấy khoảng cách giữa 2 nước còn bao nhiêu.
Việc Trung - Ấn quản lý mối quan hệ của họ sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến toàn cầu. Kích thước của 2 nước ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa toàn cầu, sự hồi chuyển của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bắt đầu tạo ra những phản ứng dây truyền trên toàn thế giới. Và khi mà 2 nước được vũ trang hạt nhân, có những vấn đề về lãnh thổ chưa được giải quyết kéo dài, cùng với sự nghi ngờ lẫn nhau thì những bước đi sai lầm ngoại giao giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều có nguy cơ làm leo thang hạt nhân.
Khi mà hầu hết lịch sử, địa lý của 2 nước là lý do chính để họ duy trì khoảng cách ngoại giao thì việc giữ cho các lợi ích của họ riêng biệt và tránh trao đổi về kinh tế, chính trị là chắc chắn.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (giữa) và Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj chụp hình trước cuộc họp tại Moscow, Nga ngày 18/4/2016. Ảnh: Reuters |
Cái thời mà kỷ nguyên hiện đại sắp ló rạng, Trung Quốc rơi vào hỗn loạn trong nước, Ấn Độ là thuộc địa trực tiếp của Anh, họ loại trừ bất cứ mối quan hệ sâu sắc hơn nào, miễn là những điều kiện đó tồn tại. Chỉ đến đầu những năm 1950, Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu tương tác như những chính phủ hiện đại theo một cách bền vững, họ mới kết nối với nhau về tình trạng chung trước đây khi đều bị chủ nghĩa đế quốc phương Tây áp bức, bóc lột và là các nước đang phát triển mới được giải phóng. Nhưng họ thiếu các mối quan hệ sâu sắc và điều này dẫn tới tranh chấp lãnh thổ mà đỉnh cao là Chiến tranh Trung - Ấn 1962. Cuộc chiến đã để lại cho 2 nước những khác biệt về ngoại giao cho đến đầu những năm 1990.
Tuy nhiên, mối quan hệ này đã thay đổi nhanh chóng. Thập kỷ qua đã chứng kiến một loạt sự trao đổi cả về thương mại và ngoại giao ngay cả khi căng thẳng quân sự giữa 2 bên vẫn còn đáng kể. Các cuộc giao tranh biên giới thường xuyên và sự tương tác song phương đang bị xuống cấp do quan điểm khác nhau về quan hệ với Pakistan. Pakistan vẫn là kẻ thù không đội trời chung với Ấn Độ nhưng lại ngày càng xích lại gần Trung Quốc. Sự gần gũi giữa Bắc Kinh và Islamabad cùng với sự hoài nghi sâu sắc của Washington về mối quan hệ Trung - Pakistan khiến cho Ấn Độ và Mỹ ngày thân thiết hơn, vượt qua nhiều thập kỷ nghi ngờ lẫn nhau.
Tương tự, cả 2 nước tham gia vào cuộc chiến ủy nhiệm đang diễn ra tại Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập, củng cố mối quan hệ với các đối tác khác. Cả Trung Quốc và Ấn Độ gần đây đã ký các thỏa thuận với Maldives, để hợp tác đầu tư và quốc phòng. Ấn Độ mở rộng quan hệ ngoại giao với Iran. Iran vốn là tiền đồn truyền thống để Trung Quốc tạo ảnh hưởng tại Trung Đông. Và, không có dấu hiệu cho thấy một trong hai nước có kế hoạch tăng cường cạnh tranh tại Iran trong những năm tới. Mỗi nước đều đã bắt đầu hướng tới các cường quốc khác, từ Nhật tới Nga, Mỹ.
Thương mại cũng được tăng cường tương tự. 15 năm trước, thương mại giữa 2 nước đạt gần 2 tỷ USD, năm ngoái là 80 tỷ USD và con số này tiếp tục tăng. Tuy nhiên, Ấn Độ đang bị thâm hụt đáng kể và sự thâm hụt này ngày một tăng trong thương mại với Trung Quốc. Điều này khiến các quan chức kinh tế Delhi lo lắng. Họ e rằng chính tác động của hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc ảnh hưởng tới những nỗ lực công nghiệp hóa của Ấn Độ - nơi mà Trung Quốc đang duy trì lợi thế khổng lồ. Chính sách công nghiệp "sản xuất tại Ấn Độ" của Thủ tướng Marndra Modi đã có một số lượng lý do đáng kể để bảo vệ nếu nó khắc phục được thực tế là toàn bộ GDP của Ấn Độ, khoảng 2 nghìn tỷ USD, vẫn gần tương đương với sản lượng của 2 tỉnh công nghiệp Trung Quốc là Quảng Đông và Giang Tô.
Về quân sự, tại thời điểm này, Ấn Độ cũng đang bị Trung Quốc vượt mặt. Nhiều thập kỷ tăng chi tiêu quân sự 2 con số đã khiến ngân sách PLA lớn gấp 4 lần so với của Ấn Độ (PLA là gần 215 tỷ USD trong khi chi tiêu quân sự của Ấn Độ là 51 tỷ USD), theo số liệu của SIPRI. Nhưng Ấn Độ đã có những tiến bộ đáng kể thời gian gần đây, đặc biệt là trong chương trình máy bay - lĩnh vực mà Delhi có kinh nghiệm hơn Bắc Kinh - và quan trọng là trong chương trình tàu ngầm. Báo chí đưa tin Ấn Độ đã thử thành công các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLMB) có khả năng hạt nhân từ tàu ngầm hạt nhân INS Arihant. Sự phát triển này sẽ mang Ấn Độ biến tiến lớn hơn tới "khả năng đánh trả" trong răn đe hạt nhân và đây là sự ngàng hàng chiến lược với Trung Quốc. Đồng thời, vị trí địa lý đã xác định mối quan hệ giữa 2 nước trong nhiều thế kỷ tiếp tục mang lại lợi ích cho Ấn Độ trong những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương. Điều này đặt ra vấn đề lâu dài cho Trung Quốc khi mà an ninh kinh tế của Bắc Kinh phụ thuộc vào việc họ tiến vào Ấn Độ Dương nhưng Ấn Độ lại không phụ thuộc vào Thái Bình Dương.
Vậy thì, trong tất cả các lĩnh vực, ngoại giao, thương mại, quốc phòng, Ấn Độ và Trung Quốc đang va chạm nhau ở cả trên trường quốc tế lẫn ở sân sau, điều chưa từng xuất hiện trước đây. Họ đang cấu thành một mối quan hệ song phương đa chiều sâu sắc ở mọi lĩnh vực trong giai đoạn vài năm chứ không phải vài thập kỷ hay thế kỷ. Và những va chạm này diễn ra giữa môi trường toàn cầu đang dịch chuyển nhanh chóng.
Trung Quốc và Ấn Độ đều độc lập, thịnh vượng và chủ yếu hòa bình ở cùng thời điểm. Cả hai đều nằm trong một môi trường khu vực chủ yếu an toàn. Không ai, kể cả Bắc Kinh hay Delhi, biết chính xác mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ân Độ sẽ như thế nào khi phát triển toàn diện bởi họ chưa từng nhìn thấy điều này trước đó.
Mối quan hệ Trung - Ấn hiện nay đã đủ nền tảng để hợp tác và đường dây nóng quân sự giữa 2 nước có thể là thước đo cho quá trình này. Nhưng thực tế là cả 2 nước đều thấy cần nhấn mạnh rằng căng thẳng vẫn còn tồn tại trong mối quan hệ này.
Ở thời điểm này, họ đang hợp tác và vẫn còn chống lại nhau. Họ vừa là bạn, vừa là thù.
Bảo Linh (Reuters)