Tin mới

“Hoảng hốt” trước sức mạnh Trung Quốc, Ấn Độ hiện đại hóa đội tàu ngầm

Thứ tư, 03/12/2014, 10:26 (GMT+7)

Ấn Độ đang đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa hải quân và dựa vào các nước láng giềng để kiềm chế hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương khi mà các quốc gia trong khu vực ngày càng “hoảng hốt” trước sự bành trướng sức mạnh dưới nước của Bắc Kinh.

Ấn Độ đang đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa hải quân và dựa vào các nước láng giềng để kiềm chế hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương khi mà các quốc gia trong khu vực ngày càng “hoảng hốt” trước sự bành trướng sức mạnh dưới nước của Bắc Kinh.

 

Tàu ngầm INS Arihant của hải quân Ấn Độ tại thành phố Visakhapatnam 

Chỉ vài tháng sau bế tắc dọc khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở dãy Himalaya, các tàu ngầm Trung Quốc đã hiện diện tại Sri Lanka, một quốc đảo ngoài khơi bờ biển phía nam Ấn Độ. Trung Quốc cũng đã tăng cường quan hệ với Maldives, quần đảo Ấn Độ Dương.

Động thái này của Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm tăng cường sự hiện diện của mình tại Ấn Độ Dương, nơi mà 4/5 lượng dầu xuất khẩu của họ phải đi qua và trùng hợp với sự leo thang căng thẳng tại Biển Đông, nơi mà hải quân Bắc Kinh đang tích cực răn đe các quốc gia láng giềng.

“Chúng ta nên lo lắng về đội tàu ngầm ọp ẹp của mình. Nhưng các hành xử của Trung Quốc tại Himalaya, Biển Đông và giờ là Ấn Độ Dương càng khiến chúng ta lo lắng hơn”, ông Arun Prakash, cựu tổng tư lệnh hải quân Ấn Độ nói.

“Rất may, chính phủ của chúng ta đã có dấu hiệu thức tỉnh về vấn đề này. Nhưng sẽ phải mất thời gian để tái thiết lại. Chúng ta nên hy vọng rằng sẽ không phải đối mặt trực tiếp với Trung Quốc, hy vọng rằng ngoại giao và liên minh của chúng ta sẽ giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát”.

 

Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã ra lệnh tổ chức cuộc đấu thầu để đẩy nhanh quá trình xây dựng 6 tàu ngầm điện diesel ước tính trị giá lên đến 500 tỷ rupee (khoảng 8,1 tỷ USD), ngoài 6 tàu ngầm tương tự các tàu mà công ty Pháp DCNS đang lắp ráp tại cảng Mumbai để thay thế đội tàu gần 30 tuổi.

 

Chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên được sản xuất trong nước – được nạp tên lửa đầu đạn hạt nhân và được đưa vào thử nghiệm trên biển trong tháng này - cũng sẽ gia nhập đội tàu của Ấn Độ vào cuối năm 2016. Trong khi đó, nước này cũng đang đàm phán với Nga để thuê một đàu tàu ngầm hạt nhân thứ hai, các quan chức hải quân nói với Reuters.

Chính phủ Ấn Độ đã liên hệ với tập đoàn công nghiệp Larsen & Toubro Ltd, đơn vị xây dựng thân tàu cho chiếc tàu ngầm đầu tiên, để sản xuất thêm 2 tàu ngầm hạt nhân nữa.

Ở những quốc gia khác trong khu vực, Australia cũng đang lên kế hoạch để mua 12 tàu ngầm tàng hình từ Nhật Bản trong khi Việt Nam cũng đã có kế hoạch mua thêm 4 tàu ngầm lớp Kilo để bổ sung thêm vào đội tàu hiện đại của mình. Đài Loan đang tìm kiếm công nghệ của Mỹ để tự xây dựng đội tàu ngầm riêng.

Nhật Bản đang vướng vào tranh chấp với Trung Quốc tại các hòn đảo đã tuyên bố cả 2 nước đang tăng cường các hạm đội tàu ngầm tấn công diesel điện từ 16 lên 22 chiếc trong thập kỷ tới.

Hải quân Ấn Độ hiện chỉ có 13 tàu ngầm diesel-điện đã lạc hậu, chỉ một nửa trong số đó còn hoạt động, số còn lại đang được sửa chữa. Năm ngoái, 1 trong những chiếc tàu ngầm của Ấn Độ đã bị chìm sau một vụ nổ và hỏa hoạn khi nó đang neo đậu tại Mumbai.

Trung Quốc ước tính có tới 60 tàu ngầm thông thường và 10 tàu ngầm năng lượng hạt nhân, trong đó có 3 chiếc được trang bị vũ khí hạt nhân.

Ma Jiali, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược của Diễn đàn Cải cách Trung Quốc, có liên kết với Trường Đảng Trung ương cho biết mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh tại Ấn Độ Dương là bảo vệ được con đường vận chuyển hàng hóa của mình, đặc biệt là dầu mỏ.

“Có rất nhiều quan điểm tại Ấn Độ tin rằng Ấn độ Dương chỉ thuộc về Ấn Độ và không một quốc gia nào khác có quyền tại đó. Quan điểm ấy là phổ biến, nhưng tất nhiên, nó không phải của Trung Quốc. Quan điểm của chúng tôi là Trung Quốc và Ấn độ cần đối thoại và thảo luận về vấn đề này”.

Bảo Linh (tin tức Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news