Ngày 12/7, Tòa trọng tài Thường trực sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ phải gánh chịu một số hậu quả tiêu cực - điều mà họ đang cố tránh.
Nhưng, Trung Quốc sẽ làm gì khi bản án được đưa ra và họ có thể sẽ mất nhiều như dự kiến không?
Bắc Kinh có một vài lựa chọn, hầu hết đều không tốt cho châu Á, đặc biệt là cho Washington - đồng minh của Manila, bên duy nhất có khả năng "trị" Bắc Kinh nếu khủng hoảng xảy ra.
Chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc. Ảnh: National Interest |
Dưới đây là những lựa chọn của Bắc Kinh khi phán quyết của Tòa trọng tài được đưa ra.
1. Trung Quốc không làm gì, chấp nhận phán quyết.
Đây là lựa chọn ít có khả năng xảy ra nhất. Điều gì xảy ra nếu Bắc Kinh chỉ đơn giản chỉ đưa ra tuyên bố Biển Đông là vùng biển chủ quyền của mình và ngưng lại?
Bề ngoài, đây không phải là một lựa chọn tồi - Trung Quốc có thể tiếp tục xây đảo nhân tạo tại khu vực này, biến chúng thành những căn cứ quân sự nhỏ được trang bị chu đáo với các vũ khí chống tàu mới nhất, luân chuyển một số lượng lớn các chiến đấu cơ và máy bay ném bom tân tiến, biến Biển Đông thành một vùng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD). Trong kịch bản này, Bắc Kinh sẽ bày tỏ sự tức giận với phán quyết, nhưng chỉ đơn giản là nhấn mạnh vào những gì họ đang làm.
Phản ứng nhẹ nhàng như vậy dường như rất khó xảy ra. Ông Tập Cận Bình cùng chính quyền Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực rất lớn để phản ứng một cách mạnh mẽ và công khai. Chiến lược cũ như thế sẽ không được áp dụng nữa - nhiều công dân Trung Quốc sẽ đòi hỏi một phản ứng cứng rắn, một kế hoạch mạnh mẽ để đảm bảo Bắc Kinh không bị các lực lượng bên ngoài "bắt nạt" tại nơi mà họ coi là "phạm vi ảnh hưởng" của Trung Quốc tại Biển Đông.
Điều này dẫn tới 2 khả năng nữa và tất cả đều có thể kích động một siêu cường nguy hiểm chơi bài ngửa.
2. Trung Quốc tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)
Đây là lựa chọn có khả năng xảy ra nhất. Trong bài viết đăng trên National Interest, tác giả Harry J. Kazianis cho rằng Bắc Kinh đã báo hiệu động thái này trong nhiều tháng nay. Khi được hỏi về khả năng lập ADIZ, trong các tuyên bố, bình luận công khai, hầu hết các quan chức Trung Quốc đều nói rằng hiện họ không có kế hoạch này nhưng một tuyên bố như vậy trong tương lai sẽ phụ thuộc vào môi trường đe dọa tại Biển Đông. Ông Harry cho rằng phán quyết chống lại Bắc Kinh có thể là cơ sở chính để họ thay đổi suy nghĩ.
Lý do cơ bản để ông Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao dễ dàng biện minh trước báo chí: Trung Quốc chỉ đơn giản tuyên bố là họ cảm thấp bị đe dọa bởi phán quyết này và Bắc Kinh đơn giản là bị "ép" lập ADIZ do nhận thức sai lầm từ các bên khác và áp lực quốc tế. Và xem xét việc Trung Quốc đặt những thiết bị phòng không tại khu vực, luân chuyển các chiến đấu cơ, dường như Bắc Kinh có khả năng tuyên bố vùng nhận dạng phòng không, ngay cả khi nó không có hiệu lực, giống như đã từng làm ở Hoa Đông. Nhưng một tuyên bố như thế này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng. Một ADIZ, tùy vào kích thước, phạm vi, có thể tạo ra một bản vẽ khủng hoảng khu vực ở khắp châu Á. Nó không đẹp đẽ gì và Washington sẽ phải phản ứng, không chỉ với 1 hay 2 chiếc B-52 nữa.
3. Trung Quốc hành động kiểu bất chấp
Lựa chọn này có khả năng xảy ra. Điều gì xảy ra nếu việc lập một ADIZ với Bắc Kinh là không đủ và họ muốn vấn đề đi xa hơn. Trung Quốc có thể quyết định nhấn mạnh tất cả các điểm nóng có thể tại châu Á. Ví dụ:
- Bắc Kinh có thể làm gia tăng đáng kể các cuộc tuần tra trên không và trên biển ở Hoa Đông - nhiều đến nỗi chọc giận Nhật Bản. Và trong khi làm vậy, tại sao lại không bắt đầu khoan dầu, khai thác khí đốt ở cả khu vực, vượt xa những gì đang khiến Tokyo lo lắng?
- Trung Quốc có thể quyết định gia tăng sức ép lên Đài Loan. Ông Tập Cận Bình có thể bắt đầu cắt giảm đáng kể lượng khác du lịch tới hòn đảo này. Ông ấy cũng có thể bắt đầu làm chậm lại lượng đầu tư và thương mại mà Đài Bắc đang phục thuộc vào đại lục. Trong thực tế, Tập Cận Bình có nhiều cách để gây áp lực khiến Đài Loan quằn quại - và ông ta có thể thấy nó rất hữu ích cho việc thay đổi cuộc tranh luận tại châu Á, hướng các căng thẳng tới eo biển Đài Loan.
- Bắc Kinh có thể sẽ quyết định tới lúc lấy lại bãi cạn Scarborough? Đây là động thái gây tranh cãi nhất, nguy hiểm nhất? Washington dường như đã báo hiệu rằng họ sẽ xem xét hành động đáp trả khi họ đưa chiến đấu cơ A-10 Warthog và các máy bay khác tới khu vực. Tuy nhiên, Mỹ sẽ làm gì nếu các tàu hút bùn của Trung Quốc xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển Philippines và quyết định biến Scarborough thành căn cứ quân sự tiếp theo tại Biển Đông?
Hướng tới tranh cãi cuối cùng tại Biển Đông?
Xem xét các khả năng, các nhà quan sát châu Á trên khắp thế giới sẽ có một vài ngày bận rộn trước và sau phán quyết ngày 12/7.
Không may cho khu vực này là những xảy ra có thể khiến tình hình Biển Đông căng thẳng hơn. Xem xét các lựa chọn của Trung Quốc, các khả năng thực hiện cũng như những gì họ đã làm trong vài năm qua để thay đổi đáng kể tình trạng hiện nay, dường như chúng ta sẽ đón vài thang đầy căng thẳng sắp tới.
Bảo Linh (National Interest)